Tổng hợp những điều cần biết về ung thư gan giai đoạn cuối
Ung thư gan là có tỷ lệ tử vong rất cao, đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi trong số các bệnh ung thư. Bởi các dấu hiệu ở giai đoạn sớm của ung thư gan không rõ ràng, khó nhận biết nên đa số bệnh nhân phát hiện được thì đã quá muộn. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về ung thư gan giai đoạn cuối qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
- 1. Tiến triển và biến chứng
- 2. Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối
- 3. Cách điều trị ung thư gan giai đoạn cuối
- 4. Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
- 5. Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?
- 6. Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
- 7. Bị ung thư gan nôn ra máu phải làm sao?
- 8. Ung thư gan giai đoạn cuối bệnh viện trả về phải làm sao?
- 9. Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
1. Tiến triển và biến chứng
Khi ung thư bước vào giai đoạn cuối, nhiều khối u ác tính xuất hiện ở gan với kích thước lớn, có thể có khối u lớn hơn 5cm. Cùng với đó là sự di căn của các tế bào ung thư tới hạch bạch huyết, mạch máu hoặc đi theo mạch xâm nhập vào các cơ quan lân cận và nội tạng.
Ung thư gan tiến triển thường di căn cơ quan gần, ít di căn xa, một số trường hợp lây lan tới phổi hoặc ung thư xương.
Một số biến chứng của ung thư gan như:
- Suy gan: Tế bào ung thư gây tổn thương gan, gan không còn hoạt động bình thường, không còn đảm bảo chức năng dẫn tới suy gan.
- Suy thận: Gan hoạt động kém đồng nghĩa với việc thận phải tăng cường làm việc để có thể lọc độc tố trong cơ thể, thời gian dài dẫn tới suy thận. Khả năng lọc, bài tiết nước tiểu của thận bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tích lũy chất độc, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
- Di căn: Đây là biến chứng được coi là đáng sợ nhất của ung thư gan. Một khi bước sang giai đoạn di căn, việc điều trị hàu như không thể chữa khỏi, chỉ có thể giảm bớt triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
2. Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối
Nếu dấu hiệu ung thư gan ở giai đoạn đầu khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh về gan khác thì triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối lại rất rõ ràng, dễ dàng nhận biết được. Một số biểu hiện ung thư gan giai đoạn cuối bạn cần chú ý:
- Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư gan. Dù không làm việc gì nặng nhọc, người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi, mất dần khả năng lao động.
- Sụt cân nhanh chóng dù chế độ ăn vẫn không thay đổi. Người bệnh có thể giảm đột ngột 5 – 6kg trong vòng 1 tháng.
- Chán ăn: Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối sẽ bị giảm dần cảm giác thèm ăn. Theo quan sát của các bác sĩ thì người bệnh sẽ không cảm thấy đói dù chỉ ăn một lượng ít.
- Buồn nôn, nôn do chức năng gan suy giảm kéo theo sự rối loạn hệ tiêu hóa. Đây là triệu chứng khiến bệnh nhân luôn phiền muộn.
- Vàng da và là dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn cuối. Triệu chứng này xuất hiện ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan có ung thư đường mật.
- Đau tức vùng bụng xung quanh gan gây ra cảm giác khó chịu và khổ sở cho người bệnh.
- Gan to, sờ thấy khối u ở phần gan trên cơ thể là triệu chứng của việc gan đã bị hỏng nghiêm trọng.
- Lách to cũng thường thấy ở ung thư giai đoạn cuối, có cảm giác như có một khối mắc kẹt ở bên trái xương sườn.
- Cổ trướng là tình trạng dịch tụ làm cho bụng bị sưng hoặc phình to, có thể kèm theo phù chi dưới.
3. Cách điều trị ung thư gan giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, khi các tế bào ung thư đã di căn và xâm lấn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Mục tiêu điều trị không còn là chữa khỏi mà sẽ tập trung giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối có thể kể đến như:
- Hóa trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị đưa vào cơ thể.
- Xạ trị: Dùng tia bức xạ năng lượng cao tác động vào khu vực xuất hiện khối u ác tính.
- Sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc giảm triệu chứng khác.
Phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định dựa trên quy chuẩn của bộ Y tế, quy chuẩn của bệnh viện kết hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Các phương pháp có thể dùng đơn lẻ, độc lập hoặc cũng có thể kết hợp cùng nhau tùy mức độ và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
4. Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?
Nhiều gia đình và người bệnh bỏ qua vấn đề ăn uống, bởi mọi người nghĩ là thời gian sống của bệnh nhân không còn nhiều nên người bệnh thích gì cho ăn nấy. Thực tế, chế độ ăn uống đảm bảo có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Lúc này, gan bị tổn thương trầm trọng, dẫn tới không thể đảm bảo được quá trình trao đổi chất, cơ thể do thiếu chất nên mệt mỏi, suy kiệt về sức khỏe. Vì vậy, cần bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người bệnh thông qua những thực phẩm sạch, an toàn và dễ tiêu hóa.
Người nhà nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho bệnh nhân, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có hàm lượng cholesterol, chất béo và muối cao.
5. Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?
Tới nay chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng lây lan của ung thư gan giai đoạn cuối từ người sang người qua ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi.
Cơ chế hình thành bệnh ung thư là do các tế bào tăng sinh không có kiểm soát, nếu một có thể khỏe mạnh, các tế bào này hoàn toàn không có cơ hội phát triển. Bởi khi phát hiện bất thường, cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải và phá hủy chúng ngay lập tức.
6. Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tiên lượng của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hầu như rất thấp, phụ thuộc nhiều yếu tố như sức khỏe chung của bệnh nhân, kích thước khối u trong gan, số lượng tế bào tổn thương, mức độ di căn tới các cơ quan khác.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, một khi ung thư di căn xa, thời gian sống sót sẽ thấp hơn 2 năm, thậm chí có người tử vong trong vòng 1 tháng.
Sức khỏe của người bệnh bị “tụt dốc không phanh” bởi gan đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Gan bị tổn thương hoạt động của cơ thể cũng bị ngưng trệ.
7. Bị ung thư gan nôn ra máu phải làm sao?
Có 3 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nôn ra máu ở bệnh nhân ung thư gan:
- Gan bị suy giảm chức năng, giảm sản xuất các yếu tố chống đông máu, dễ xuất huyết.
- Khối u ở gan chèn ép lên các tĩnh mạch gan gây ra hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Từ đó dẫn tới tích tụ máu trong các mạch máu gần đó, làm giãn vỡ các tĩnh mạch gây xuất huyết.
- Ung thư gan di căn tới các cơ quan khác gây ung thư dạ dày, thực quản,…khi khối u ở những vị trí này quá lớn, vỡ ra gây chảy máu trong đường tiêu hóa. Nên trong dịch nôn sẽ có lẫn máu.
Nôn ra máu là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bạn bạn xuất hiện tình trạng này, cần đi khám tại các phòng khám chuyên khoa và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho bạn sau khi xác định được nguyên nhân.
8. Ung thư gan giai đoạn cuối bệnh viện trả về phải làm sao?
Lúc này, các bác sĩ và người nhà cần hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn. Đồng thời làm cho bệnh nhân có tinh thần thoải mái, vui vẻ tới những giây phút cuối đời.
Vai trò của người nhà trong giai đoạn này là vô cùng lớn, cần quan tâm nhiều hơn tới người bệnh, đặc biệt là:
- Giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh: Gia đình cần lưu ý và ghi lại thời điểm hoặc hoạt động làm cơn đau tăng lên, thời gian tác dụng của liều thuốc giảm đau cũng như các tác dụng phụ. Báo lại với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp để kiểm soát cơn đau ổn định hơn.
- Chế độ dinh dưỡng: Lúc này đây, nên để người bệnh được ăn những món mình thích. Tùy vào cảm giác đói, cảm giác ngon miệng để linh hoạt trong ăn uống.
- Tâm lý: Người bệnh sẽ muốn được sống trong tình thương và những điều ý nghĩa, hoàn thành những việc chưa làm được. Người nhà cần hóa giải đi cảm giác lo âu, sợ hãi và buồn phiền, giúp người bệnh sắp xếp những công việc còn vướng bận.
9. Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Giai đoạn cuối các tế bào ung thư không chỉ ở gan mà đã lan đến các cơ quan khác như thận, phổi, xương,…vì vậy không có phương pháp chữa khỏi.
Lựa chọn duy nhất được các bác sĩ chỉ định là điều trị giảm nhẹ. Các bác sĩ sẽ kiểm soát cơn đau, hạn chế các biến chứng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Hiện nay, các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ung thư ra đời. Với hoạt chất chính là Fucoidan, không chỉ ngăn ngừa các tế bào ung thư mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tác dụng phụ cho người bệnh. Xem thêm về 2 sản phẩm Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn