Đừng bỏ qua những thông tin sau nếu bạn muốn hiểu về ung thư hạch

 1638 lượt xem
5/5 - (14 bình chọn)

Ung thư hạch hay còn gọi là bệnh U lympho ác tính là một trong số các bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng gần đây. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin cần biết về nó, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Ung thư hạch
Ung thư hạch

1. Ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch, còn gọi là ung thư hạch bạch huyết, là một loại ung thư do sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào lympho – các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. 

U lympho có thể ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương cũng như có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. 

Phân loại ung thư hạch: 

  • U lympho Hodgkin: chiếm phần lớn trong các ca được chẩn đoán ung thư hạch
  • U lympho không Hodgkin: chỉ chiếm số lượng nhỏ trong các trường hợp ung thư.

Theo Globocan – Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu, năm 2018, trên thế giới có gần 510.000 người mắc mới và 250.000 ca tử vong. Tại Việt Nam lúc ấy có hơn 3.500 ca mắc mới và 2.100 trường hợp tử vong, đứng thứ 14 trong các loại ung thư.

Bệnh thường gặp ở nam giới hơn, tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở nhóm tuổi 35 – 40 và 50 – 55, trung bình 50 – 60 tuổi. Hiện nay, tỷ lệ gặp ở người cao tuổi đang có xu hướng gia tăng. 

2. Nguyên nhân

Chưa xác định được chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hạch. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đã được biết đến, cụ thể:

  • Tuổi tác: Lứa tuổi nào cũng có thể mắc ung thư hạch, nhưng những người trên 60 tuổi chức năng cơ thể suy giảm, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
  • Giới tính: Theo thống kê, ung thư lympho phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.
Ung thư hạch phổ biến ở nam giới hơn nữ giới
Ung thư hạch phổ biến ở nam giới hơn nữ giới
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch: Một số nguyên nhân như cấy ghép nội tạng, bẩm sinh, nhiễm virus HIV hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên
  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng: Nhiễm virus Epstein –  Barr hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến khả năng mắc bệnh ung thư hạch.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người đã từng bị ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ dễ bị ung thư hơn.
  • Hóa chất độc hại: Tiếp xúc với benzen, chất diệt cỏ, diệt côn trùng,… thường xuyên mà không sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ nào và trong thời gian dài.
  • Béo phì

3. Triệu chứng ung thư hạch

Một số triệu chứng lâm sàng của ung thư hạch khá giống với nhiều loại bệnh lý thông thường khác như:

  • Nổi hạch ở cổ, nách, bẹn nhưng không đau. Có thể nổi một hoặc nhiều hạch.
  • Sụt cân 
  • Sốt thường xuyên và kéo dài
  • Ho kèm theo khó thở, đau lồng ngực
  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, không còn khả năng lao động
  • Đau vùng bụng, thường xuyên có cảm giác đầy bụng.
  • Ra mồ hôi ban đêm
  • Kích ứng, ngứa da

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, cần tới bệnh viện để được chẩn đoán chi tiết.

4. Chẩn đoán ung thư hạch

Chẩn đoán ung thư hạch bằng các phương pháp:

  • Siêu âm: Thông qua kết quả siêu âm sẽ phát hiện được hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 2cm. Không xác định được hạch to lên do khối u xâm lấn, triệu chứng viêm hoặc phản ứng hạch tăng sản.
  • Chụp CT, MRI: Giúp phát hiện những tổn thương trong hạch bạch huyết, màng treo ruột, sau màng bụng.
Chụp CT
Chụp CT
  • Sinh thiết chỉ số khối u: Thông qua sinh thiết, bác sĩ sẽ xác định được khối u lành tính hay ác tính.
  • Sinh thiết hạch: Kiểm tra chỉ số bệnh lý của hạch bạch huyết, xác định u hạch ác tính hay không.
  • Chọc hút tủy xương làm tủy đồ, sinh thiết tủy: Tỷ lệ ung thư hạch di căn tới tủy lên đến 40 – 90%. Do đó cần xác định sự xuất hiện các tế bào ung thư trong tủy
  • Sinh thiết gan: Trong ung thư hạch không Hodgkin, tế bào phân hóa nhỏ và tế bào hạch nhỏ dễ xâm lấn gan hơn tế bào phân hóa lớn.
  • Nội soi trung thất Mediastinoscopy: Là kỹ thuật tương đối đơn giản và an toàn, đi từ niêm mạc bên ngoài ngực tới màng liên kết để tiến hành sinh thiết.
  • Dấu ấn miễn dịch tế bào: Phân tích quần thể tế bào lympho như tế bào lympho T, lympho B, tế bào NK
  • Các xét nghiệm thường quy: Xét nghiệm máu, chức năng gan – thận, điện giải đồ, XQ ngực thẳng,…

5. Các giai đoạn bệnh

Cũng giống các bệnh ung thư khác, ung thư hạch có 4 giai đoạn. Việc xác định đúng giai đoạn sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.

  • Giai đoạn I: Khối u xuất hiện ở 1 hạch bạch huyết hoặc 1 cơ quan trong cơ thể.
  • Giai đoạn II: Ung thư xuất hiện ở 2 hạch bạch huyết hoặc nhiều hơn, hoặc bắt đầu xâm lấn cơ quan và các hạch bạch huyết xung quanh. Khối u vẫn giới hạn ở 1 phía của cơ hoành.
  • Giai đoạn III: Khối u lan ra cả hai phía của cơ hoành.
  • Giai đoạn IV: Ung thư di căn tới nhiều cơ quan trên khắp cơ thể. Đây là giai đoạn cuối của ung thư hạch, không chỉ ảnh hưởng tới hạch bạch huyết mà còn đến nhiều cơ quan khác như gan, phổi, xương,…
Khối u di căn tới phổi
Khối u di căn tới phổi

6. Điều trị ung thư hạch

Tùy vào loại ung thư hạch được chẩn đoán và giai đoạn bệnh để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Một số lựa chọn điều trị:

Hóa trị

Tiêu diệt tế bào ung thư hạch bạch huyết bằng các hóa chất. Một hoặc nhiều loại thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc uống. Theo mạch máu, thuốc được đưa tới hầu như tất cả các vùng trên cơ thể.

Xạ trị

Dùng tia bức xạ năng lượng để phá hủy tế bào ung thư. Thông thường trong điều trị u lympho Hodgkin, sau khi điều trị hóa trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị.

Ghép tủy xương

Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc thường được sử dụng trong điều trị ung thư hạch. 

U lympho Hodgkin, thay thế tủy xương bệnh bằng các tế bào gốc khỏe mạnh để phát triển tủy xương mới. Trong trường hợp tái phát u lympho Hodgkin có thể áp dụng phương pháp này.

Đối với u lympho không Hodgkin, tủy xương được ức chế bằng phương pháp hóa trị và xạ trị. Sau đó truyền tế bào tủy xương khỏe mạnh của bệnh nhân hoặc người hiến tặng vào máu, di chuyển tới xương giúp tái tạo tủy xương.

Liệu pháp tế bào CAR – T

Đây là một phương pháp mới trong điều trị u lympho tế bào B lớn lan tỏa. Thu thập tế bào T từ máu bệnh nhân sau đó gắn thêm lên bề mặt tế bào này thụ thể kháng nguyên dạng khảm CAR. 

Sau khi nhân lên, tế bào được truyền lại vào máu người bệnh để tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp tế bào CAR – T phải thực hiện mất vài tuần, được cân nhắc nếu các phương pháp khác giải quyết được u lympho tế bào B lớn lan tỏa hoặc ung thư hạch tái phát, kéo dài và khó điều trị.

Liệu pháp tế bào CAR - T
Liệu pháp tế bào CAR – T

Thuốc trị liệu miễn dịch

Là thuốc nhằm tăng cường hệ miễn dịch từ đó làm chậm quá trình phát triển hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, tuy cơ chế hoạt động chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng các loại thuốc như thalidomide và lenalidomide (Revlimid) được cho là có khả năng chống lại tế bào ung thư

Trong một số dạng ung thư hạch nhất định, các loại thuốc trị liệu miễn dịch thường được chỉ định sau khi đã thử các biện pháp điều trị khác.

7. Phòng tái phát sau điều trị

Một số điểm chung cần lưu ý trong phòng tái phát và mắc mới:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thuốc diệt cỏ, benzen,… là một trong số những nguy cơ chính gây ra bệnh ung thư hạch. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,…và hạn chế thời gian.
  • Tránh tiếp xúc bức xạ: Giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với các tia bức xạ nồng độ cao.
  • Chế độ sống: Duy trì chế độ sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục để ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư hạch.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh; giảm thiểu tiêu thụ chất béo.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đầy đủ.

Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm có hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị, hạn chế tác dụng phụ và phòng tái phát ung thư. Kibou FucoidanKuren Fucoidan là hai sản phẩm thế hệ mới với thành phần chính là Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku, mang lại hiệu quả vượt trội.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn sẽ nhận biết được ung thư hạch cũng như cách điều trị, chẩn đoán và phòng tái phát sau điều trị. Liên hệ hotline 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực u bướu.

5/5 - (14 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn