Bách khoa toàn thư về ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn có triệu chứng gần giống như bệnh trĩ hay vết nứt hậu môn dẫn tới chẩn đoán nhầm lẫn và chậm trễ trong điều trị. Những kiến thức được cung cấp dưới đây là cần thiết để bạn đọc nhận biết bệnh ngay từ dấu hiệu đầu.
Xem nhanh

1. Tổng quan về bệnh lý ung thư hậu môn
Hậu môn thuộc phần cuối cùng của hệ tiêu hóa. Chúng dài từ 2,5cm – 4cm và nằm giữa hai mông.
Mép dưới của hậu môn thông với bên ngoài, còn mép trên nối với trực tràng của ruột già. Chức năng chính của hậu môn là đào thải phân ra ngoài cơ thể và kiểm soát việc đi tiêu cho phù hợp.
1.1. Ung thư hậu môn là bệnh gì?
Ung thư hậu môn là tình trạng xuất hiện các tế bào tăng sinh không kiểm soát ở lớp niêm mạc hậu môn, hình thành các khối u và có khả năng di căn, xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
1.2. Các loại ung thư hậu môn
Có 5 loại ung thư hậu môn được phân loại như sau:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đây là dạng ung thư hậu môn hay gặp nhất.
- Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (cloacogenic carcinoma): Chiếm 25% trong tổng số những ca ung thư hậu môn, khối u xuất phát từ những tế bào gần giống như tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tuyến
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: Đây là một dạng của ung thư da xuất hiện tại vùng da xung quanh hậu môn.
- Ung thư hắc tố Melanoma
1.3. Dịch tễ
Đây là loại ung thư khá hiếm gặp. Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây, tỷ lệ đang có xu hướng gia tăng ở cả nam giới và nữ giới. Và tỷ lệ này đặc biệt cao ở đối tượng người đồng tính nam và những người bị HIV.

Theo ghi nhận của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư hậu môn ở Hoa Kỳ trong 2013 là 7.060 trường hợp mới (trong đó có 2.630 là nam giới và 4.430 là phụ nữ), có tới 880 trường hợp tử vong (330 nam và 550 phụ nữ).
2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư hậu môn
Hiện nay, nguyên nhân gây ra vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Theo thống kê, các yếu tố nguy dưới đây có thể tăng khả năng mắc bệnh:
- Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus): Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, nhiễm HPV dễ dẫn tới ung thư hậu môn. Và quan hệ tình dục với người nhiễm HPV là đường lây truyền phổ biến nhất.
- Các kích thích thường xuyên ở hậu môn: Gây đỏ, sưng phồng, đau làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ống hậu môn
- Tuổi cao: Đa số người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi từ 50 tới 80.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ ung thư hậu môn cao gấp 8 lần so với người không hút thuốc.
- Rò hậu môn: Lỗ rò thường xuyên chảy phân và dịch gây kích thích mô xung quanh lỗ hậu môn.
- Suy giảm miễn dịch: Những người bị suy giảm miễn dịch như HIV, người dùng các thuốc ức chế miễn dịch, người ghép tạng có nguy cơ mắc cao.

3. Triệu chứng
Triệu chứng ung thư hậu môn ở giai đoạn đầu tiên thường không rõ ràng và không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể kể đến như sau:
- Chảy máu từ hậu môn: Có thể là rỉ máu đỏ tươi ra giấy vệ sinh, máu thường đỏ tươi.
- Ngứa và chảy dịch từ ống hậu môn: Dịch chứa máu và/hoặc có mùi hôi
- Đau ở vùng ống hậu môn: Cảm giác đau tức nặng ở vùng hậu môn
- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Nổi khối hoặc sưng phồng ở vùng xung quanh lỗ hậu môn
- Khuôn phân thay đổi
- Đại tiện không tự chủ do ruột bị mất kiểm soát
Những triệu chứng bệnh được kể trên tương tự như bệnh trĩ và vết nứt hậu môn. Do đó, để chẩn đoán phân biệt bạn hãy đi khám ngay nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào.
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư hậu môn cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sau:
- Thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay: Khuyến cáo thăm khám hậu môn – trực tràng định kỳ hàng năm cho bệnh nhân nam trên 50 tuổi và bệnh nhân nữ khi khám vùng tiểu khung.
- Nội soi ống hậu môn: Khi thăm khám ống hậu môn bằng tay còn nhiều nghi ngờ cần làm nội soi giúp đánh giá trực tiếp tổn thương.

- Sinh thiết: Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định bệnh. Phương pháp này được thực hiện trong khi nội soi ống hậu môn có tổn thương nghi ngờ.
- Siêu âm: Siêu âm ổ bụng giúp đánh giá tình trạng bụng sơ bộ hoặc siêu âm nội soi để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư tới các lớp của ống hậu môn.
- Chụp cắt lớp vi tính CT hoặc cộng hưởng từ MRI: Đánh giá khối u, sự xâm lấn tổ chức xung quanh, di căn hạch hay xâm lấn cơ quan lân cận.
- Chụp PET/CT: Giúp đánh giá tổn thương tại chỗ và di căn xa toàn cơ thể.
5. Các giai đoạn của bệnh
Dựa vào mức độ phát triển của các tế bào u ác tính, chia thành các giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn 0: Xuất hiện các tế bào bất thường ở niêm mạc của hậu môn. Những tế bào bất thường này có thể trở thành tế bào ung thư và lan ra các mô bình thường gần đó.
- Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm và không có di căn hạch hay di căn các tổ chức xa.
- Giai đoạn 2A: Khối u có kích thước từ 2cm tới 5cm và không có di căn hạch hay di căn các tổ chức xa.

- Giai đoạn 2B: Khối u có kích thước trên 5cm và không có di căn hạch hay di căn các tổ chức xa.
- Giai đoạn 3A: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết gần hậu môn hoặc háng.
- Giai đoạn 3B: Khối u ác tính đã lan đến các cơ quan lân cận, chẳng hạn như tử cung, âm đạo, niệu đạo, bàng quang nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3C: Khối u đã lan sang các cơ quan lân cận và đã lan đến các hạch bạch huyết gần háng hoặc hậu môn.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối, khối u di căn xa tới cơ quan khác như phổi, gan, não,…
Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của bệnh ung thư hậu môn và vùng bị khối u xâm lấn giúp các bác sĩ phụ trách xây dựng phác đồ và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
6. Điều trị bệnh ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn nếu phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Việc điều trị bằng phương pháp nào phụ thuộc vào kích thước, độ sâu và mức độ di căn của khối u.

Các phương pháp điều trị hay được sử dụng là:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư hậu môn giai đoạn đầu. Do phải loại bỏ cơ vòng hậu môn dẫn tới tình trạng khó kiểm soát phân nên nhiều bệnh nhân đã phải sử dụng hậu môn giả.
- Hóa trị và xạ trị: Được dùng để bổ trợ phương pháp phẫu thuật. Các biện pháp này giữ cơ vòng hậu môn còn nguyên vẹn nên cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khi điều trị.
Chữa ung thư hậu môn là một liệu trình dài hạn và nhiều thử thách. Người bệnh cần kiên trì và phối hợp hết sức với bác sĩ phụ trách của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
7. Phòng tái phát sau điều trị
Sau khi điều trị, ung thư hậu môn vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không được chăm sóc kĩ. Do đó, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những điểm sau để hạn chế tối đa bệnh quay lại:
- Tái khám theo lịch đã được hẹn và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách.
- Quan hệ tình dục an toàn, nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn thì phải sử dụng bao cao su.
- Tiêm vắc xin chống phòng chống virus HPV.

- Bỏ thuốc lá bởi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư
- Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Và hạn chế tối đa các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm cay nóng.
- Tập luyện thể dục và thể thao thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, cũng như tăng cường hệ miễn dịch phòng chống ung thư tái phát.
- Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, thường xuyên tâm sự với bạn bè hoặc những người thân quen để giải tỏa nỗi lòng.
Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, ung thư hậu môn có tiên lượng điều trị rất tốt. Vậy nên, các thông tin được đội ngũ chuyên gia Fucoidan cung cấp ở trên là vô cùng hữu ích với mọi người.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn