Khám phá từ A đến Z về ung thư lưỡi

 903 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng. Cùng tìm hiểu các thông tin về nó để biết nhận biết triệu chứng, phòng ngừa bệnh kịp thời.

Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi

1. Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một loại ung thư biểu mô phát sinh ở niêm mạc lười, thường bắt đầu từ rìa bên lưỡi, từ từ lan ra mặt trên lưỡi, gốc lưỡi và cuối cùng là sàn miệng. Triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thường mơ hồ, dễ bỏ sót. Tới lúc các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thì bệnh đã tiến triển nặng.

Ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 263.900 ca mắc mới và 128.000 trường hợp tử vong. Năm 2009, tại Mỹ ghi nhận 10.530 bệnh nhân ung thư lưỡi mới mắc và 1.900 ca tử vong. Vài năm gần đây, ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh này cũng ngày càng gia tăng.

2. Nguyên nhân

Hiện nay, chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây ung thư lưỡi. Tuy nhiên, có một số tác nhân được cho là yếu tố nguy cơ của bệnh như:

  • Hút thuốc lá: Là nguyên nhân của hàng loạt bệnh ung thư, nhất là các ung thư hệ hô hấp và vùng đầu –  mặt – cổ, trong đó có ung thư lưỡi.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Theo thống kê được ghi nhận, khoảng 70 – 80% mắc ung thư lưỡi hoặc các ung thư vùng đầu – mặt – cổ đều thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Sử dụng rượu bia, thuốc lá là một trong những nguy cơ ung thư lưỡi
Sử dụng rượu bia, thuốc lá là một trong những nguy cơ ung thư lưỡi
  • Tiếp xúc trực tiếp với tia xạ: Những người thường xuyên tiếp xúc với tia xạ thì nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao gấp nhiều lần so với bình thường.
  • Tiền sử bệnh gia đình: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi. Nếu gia đình bạn có người mắc căn bệnh này thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn nhiều lần bình thường.
  • Nhiễm virus HPV: Một vài loại virus HPV được đã được ghi nhận về khả năng gây bệnh ung thư lưỡi.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: Thiếu hụt các chất xơ, các loại vitamin D, E,… thời gian dài có thể dẫn đến ung thư lưỡi.

3. Triệu chứng

Triệu chứng ung thư lưỡi dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, vì thế người bệnh thường chủ quan, nên khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. Bạn nên lưu ý khi gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Đau lưỡi: Cảm giác đau ở lưỡi, đặc biệt khi nuốt thức ăn là dấu hiệu đầu tiên cơ thể dễ dàng cảm nhận được.
  • Xuất hiện mảng trắng ở bề mặt lưỡi: Theo thời gian các mảng trắng ngày càng bám chặt vào da và lan rộng ra. Những chỗ có mảng bám thường chảy máu không có lý do.
  • Đau họng: Đau họng thời gian dài là một trong số những dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Đau họng
Đau họng
  • Tê cứng lưỡi, đau tai, giọng nói thay đổi bất thường, hôi miệng cũng có thể là triệu chứng của bệnh. Nếu chúng xuất hiện đồng thời, bạn không nên bỏ qua nó.

4. Chẩn đoán

Để xác định chính xác có phải ung thư lưỡi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

Lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân, từ đó đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Quan trọng nhất ở bước khám lâm sàng là khám lưỡi và hạch để xác định các tổn thương.

Cận lâm sàng

Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Sinh thiết: một trong những tiêu chuẩn vàng để xác định ung thư. Có hai cách để lấy mẫu bệnh phẩm là dùng áp lam vào tổn thương và chọc hút hạch nghi ngờ bằng kim nhỏ.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Được áp dụng để đánh giá sự di căn của khối u. Một số kỹ thuật hay được sử dụng như chụp X – quang xương hàm dưới, CT Scan, MRI, siêu âm.
  • Xạ hình toàn thân: Phát hiện các di căn xa.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 0: Còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Quan sát thấy sự xuất hiện của các tế bào ung thư ở mô lưỡi nhưng chưa lây lan.
Tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện tại các mô của lưỡi
Tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện tại các mô của lưỡi
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển không chỉ ở lớp mô của lưỡi mà bắt đầu tiến vào các tế bào sâu bên trong. Kích thước khối u ở giai đoạn này khoảng 2cm, chưa lây lan vào hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn 2: Khối u bắt đầu phát triển về kích thước nhưng vẫn chưa lây lan sang hạch hạch huyết và các bộ phận khác. Khối u có kích thước lớn hơn 2cm và không quá 4cm.
  • Giai đoạn 3: Ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết nhưng có kích thước lớn hơn 4cm hoặc nó có kích thước thay đổi và lan rộng tới một hạch bạch huyết bé hơn 3 cm.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này chia thành 3 giai đoạn nhỏ
    • Giai đoạn 4a: Tế bào ung thư lan đến các bộ phận khác của miệng
    • Giai đoạn 4b: Ung thư lan tới ít nhất một hạch bạch huyết lớn hơn 6cm hoặc đã lan tới cả hai hạch bạch huyết ở hai bên cổ.
    • Giai đoạn 4c: Tế bào ung thư lan tới các bộ phận ở xa trên cơ thể như phổi.

6. Điều trị ung thư lưỡi

Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau hoặc kết hợp nhiều phương pháp:

6.1. Phẫu thuật

Phương pháp cơ bản và thường được cân nhắc sử dụng đầu tiên trong điều trị ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Ở giai đoạn đầu phẫu thuật triệt căn có thể loại bỏ triệt để tế bào ung thư. Tùy theo kích thước và vị trí khối u, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi.

Phẫu thuật
Phẫu thuật

Ở giai đoạn muộn hơn phẫu thuật cần kết hợp cùng với xạ trị và hóa trị để kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trong trường hợp, có chảy máu nhiều tại khối u, phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

6.2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp có đóng góp không nhỏ trong điều trị ung thư..

  • Xạ trị đơn thuần: Bệnh nhân ung thư lưỡi phát hiện sớm có thể xạ trị triệt căn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng khi ung thư đã lan rộng, đã quá giai đoạn phẫu thuật
  • Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật: Tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, tăng hiệu quả so với phẫu thuật đơn thuần.
  • Xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát): Tiêu diệt tổn thương ác tính tại chỗ bằng cách dùng nguồn phóng xạ áp sát vào chỗ tổn thương ung thư lưỡi.
  • Xạ trị bằng dao gamma hoặc xạ trị gia tốc toàn não: Áp dụng trong điều trị tổn thương di căn não với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

6.3. Hóa trị

Là phương pháp điều trị ung thư bằng cách đưa hóa chất vào cơ thể. Có thể hóa trị bằng đường toàn thân hoặc tại chỗ thông qua động mạch lưỡi, có thể sử dụng đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hóa chất.

Hóa trị
Hóa trị

Hóa trị sử dụng trước phẫu thuật hay xạ trị được gọi là hóa trị tân bổ trợ, cũng có thể sử dụng sau phẫu thuật – xạ trị hoặc điều trị triệu chứng. Hóa trị trước phẫu thuật có tác dụng thu nhỏ tổn thương và tăng hiệu quả điều trị. 

7. Phòng tái phát sau điều trị

Các bệnh ung thư hoàn toàn có thể tái phát nếu bạn không biết cách phòng bệnh. Một số điểm lưu ý để phòng tái phát cũng như mắc mới ung thư lưỡi:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa. Miệng không khỏe mạnh có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và ức chế khả năng của cơ thể nhằm chống lại các tế bào ung thư
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế các món chiên nướng, thay vào đó là các món luộc, hấp. Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh, tỏi, nho, đậu nành, cà chua,… 
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh các bệnh ung thư.
  • Thường xuyên đi khám nha khoa: Khám nha khoa định kỳ có thể giúp phát hiện sớm bệnh ung thư lưỡi.
Thường xuyên đi khám nha khoa
Thường xuyên đi khám nha khoa

Để nâng cao sức đề kháng phòng tránh các bệnh ung thư cũng như hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm từ Fucoidan, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư từ trong trứng nước. 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết về ung thư lưỡi để nhận biết nó ngay từ sớm và được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu có câu hỏi liên quan tới vấn đề sức khỏe, liên hệ với các chuyên gia qua hotline 18006527 hoặc nhắn tin qua Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.