Ung thư máu sống được bao lâu? Làm sao để thời gian dài thật dài?

 1330 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư máu sống được bao lâu là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người bệnh và gia đình. Thực tế thì tiên lượng sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khác nhau ở từng đối tượng. Cùng tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng và cách kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân qua bài viết dưới đây.

Ung thư máu sống được bao lâu?
Ung thư máu sống được bao lâu?

1. Ung thư máu là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh ung thư máu sống được bao lâu thì chúng ta nên biết ung thư máu là gì? Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu, là bệnh lý ác tính khi số lượng tế bào bạch cầu tăng trưởng số lượng lớn trong thời gian ngắn. Lúc này, các tế bào hồng cầu bị “ăn” và khiến cơ thể thiếu máu, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu vẫn chưa được tìm ra. Theo nghiên cứu, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như di truyền, ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ, tiếp xúc hóa chất độc hại,…

2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu

Thực tế, thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố chính:

  • Tuổi tác, sức khỏe của người bệnh: Người bệnh càng trẻ thì khả năng đáp ứng với điều trị càng cao. Vì thế mà hiệu quả điều trị, tình trạng sức khỏe hồi phục tốt hơn và tuổi thọ cũng được kéo dài hơn
  • Thời gian phát hiện bệnh: Ung thư máu càng ở giai đoạn sớm thì điều trị sẽ hiệu quả hơn và thời gian sống cũng lâu hơn. Phát hiện bệnh muộn, khi các tế bào
  • Loại tế bào bị ảnh hưởng: Theo các bác sĩ chuyên khoa, loại tế bào bạch cầu bị tổn thương cũng quyết định tới thời gian sống của bệnh nhân. Ví dụ như tế bào lympho T bị ảnh hưởng thì tiên lượng sẽ xấu hơn người bệnh bị ảnh hưởng ở tế bào lympho B.
Tế bào lympho T bị ảnh hưởng có tiên lượng xấu hơn tế bào B
Tế bào lympho T bị ảnh hưởng có tiên lượng xấu hơn tế bào B
  • Các phương pháp điều trị: Ngay khi phát hiện bệnh, nếu được điều trị kịp thời và có phương pháp phù hợp, theo lộ trình cụ thể thì ung thư máu có thể kiểm soát. Khi đó, tiên lượng sống của người bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều.

3. Người mắc bệnh ung thư máu sống được bao lâu?

Với những yếu tố ảnh hưởng ở trên, có thể thấy mỗi đối tượng bị ung thư máu khác nhau thì sẽ có thời gian sống khác nhau.

3.1. Ung thư máu giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Ung thư máu giai đoạn đầu hay giai đoạn 1 là giai đoạn đánh dấu sự mở rộng về kích thước của hạch bạch huyết. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột của các tế bào lympho. 

Những bệnh nhân ung thư máu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu có thể sống được trung bình 98 tháng (tương đương với 8 năm).

3.2. Ung thư máu giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Giai đoạn 2 khi gan, lách và hạch bạch huyết đã gia tăng về kích thước. Lúc này, khối u không ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan mà ảnh hưởng tới ít nhất một cơ quan trong cơ thể, kèm theo đó là lượng bạch cầu lympho rất cao.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu giai đoạn 2 trung bình là 65 tháng (tương đương với 5,5 năm).

3.3. Ung thư máu giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Khi ung thư máu bước vào giai đoạn 3, các cơ quan gan, lách, hạch bạch huyết vẫn tiếp tục tăng kích thước. Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và có ít nhất là 2 cơ quan bị ảnh hưởng ở giai đoạn này. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở người mắc ung thư máu giai đoạn 3 là 80%.

Bệnh nhân ung thư máu giai đoạn 3 có biểu hiện thiếu máu
Bệnh nhân ung thư máu giai đoạn 3 có biểu hiện thiếu máu

3.4. Ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tiên lượng sống khi bị mắc ung thư máu là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất cứ bệnh nhân hay người thân nào, đặc biệt là giai đoạn cuối. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đã thực hiện một nghiên cứu có tên là SEER, nghiên cứu thực hiện năm 1998 – 2001 và trên 8.000 bệnh nhân. Kết quả cho thấy bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối có tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 65%.

3.5. Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp như hóa trị, xạ trị,… thì ghép tủy cũng là một trong những cách chữa trị cho hiệu quả. Vậy bệnh nhân ung thư máu sau cấy ghép tủy sống được bao lâu? Theo thống kê ghi nhận được, khoảng 50% người bệnh ghép tủy được kéo dài thêm cơ hội sống. Tỷ lệ này còn phụ thuộc các yếu tố như giai đoạn bệnh, loại bệnh và khả năng đáp ứng điều trị.

3.6. Ung thư máu ở trẻ em sống được bao lâu?

Ở trẻ khi tế bào bạch cầu tủy xương tăng sinh mất kiểm soát, xâm lấn và máu và ảnh hưởng bất lợi đến tế bào khỏe mạnh. Từ đó hình thành ung thư máu ở trẻ, đồng thời gây ra nhiễm trùng và một số bệnh nguy hiểm khác.

Trong các loại ung thư máu, trẻ thường mắc nhất là bệnh bạch cầu cấp tính. Khoảng 80% trẻ bị bệnh này có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Cơ hội phục hồi cao nhất là trong nhóm trẻ từ 3 – 7 tuổi. 

Ung thư máu ở trẻ em
Ung thư máu ở trẻ em

3.7. Ung thư máu cấp tính sống được bao lâu?

Ung thư máu cấp tính còn được gọi là bệnh máu trắng có tỷ lệ tử vong khá cao. Tế bào blast (tế bào non) ác tính trong tủy xương phát triển nhanh chóng, sau đó di căn vào máu ngoại vi hoặc các cơ quan khác. Do đó, làm cơ thể mất khả năng miễn dịch, tăng suy cơ nhiễm trùng và giảm khả năng sản sinh bạch cầu, hồng cầu.

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay, bệnh máu trắng vẫn có khả năng chữa khỏi. Trẻ em được điều trị bằng liệu pháp ghép tế bào gốc hoặc hóa trị liều cao có tỷ lệ sống lên tới 50%.

3.8. Ung thư máu mãn tính sống được bao lâu?

Với người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính thì tỷ lệ sống tùy thuộc một phần vào thời gian phát hiện bệnh. Nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu có thể sống khoảng 8 năm. Còn nếu chẩn đoán ở giai đoạn giữ thì thời gian này là 5,5 năm và giai đoạn cuối chỉ còn gần 4 năm.

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính lại phụ thuộc vào tế bào bị ảnh hưởng. Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng tới tế bào lympho B, người bệnh có thể sống từ 10 – 20 năm. Còn nếu bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới tế bào lympho T thì tuổi thọ rất thấp.

4. Các cách để thời gian sống dài thật dài

Không chỉ với người mắc ung thư máu mà bất kỳ bệnh nhân ung thư nào cũng gặp nhiều rối loạn và nguy hiểm. Bệnh nhân và người nhà luôn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Làm sao để tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh ung thư?”. Bạn có thể tham khảo biện pháp sau đây:

Giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng

Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Tế bào bạch cầu bị đột biến gây ra ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể với “hàng loạt’ các triệu chứng. Khả năng bảo vệ của cơ thể cũng bị suy yếu từ đó. Trong quá trình điều trị bằng các phương pháp như hóa trị cũng gây ra các tác dụng phụ là suy giảm hệ miễn dịch. Cơ thể có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cao hơn rất nhiều.

Vì thế, để hạn chế các tác nhân gây hại tấn công cơ thể, tốt nhất bạn nên tránh các nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh cơ thể, các vết thương, rửa tay thường xuyên. Đồng thời, xây dựng không gian sống sạch sẽ, tránh xa các vận dụng bẩn và chứa nhiều vi khuẩn.

Thay đổi chế độ ăn phù hợp với tình trạng

Một trong những vấn đề cần lưu ý với chính là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Những người trải qua quá trình điều trị mới thực sự hiểu cảm giác mệt mỏi, chán ăn hay buồn nôn, nôn. Kèm với đó là các tác dụng phụ khác khiến người bệnh dường như không thể ăn uống được gì.

Người bệnh cần có một thực đơn đầy đủ dưỡng chất và chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng buồn nôn. Theo các bác sĩ, nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin A, D để tăng cường miễn dịch và ngăn sự phát triển của tế bào ung thư máu. Điều này hỗ trợ quá trình điều trị thuận lợi hơn và thời gian sống của người bệnh cũng được kéo dài hơn.

Chế độ ăn giàu protein, vitamin A, D
Chế độ ăn giàu protein, vitamin A, D

Chia sẻ cùng người thân, bạn bè, giữ tinh thần thoải mái

Yếu tố kéo dài sự sống cho bệnh nhân không thể bỏ qua việc giữ tinh thần lạc quan. Chắc chắn sau quá trình điều trị, chiến đấu với bệnh tật thì người bệnh không khỏi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Những lúc như vậy, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ cùng người nhà và bạn bè để có sự chăm sóc tốt nhất cho bản thân. Hãy nghĩ tới người thân trong gia đình để làm động lực cố gắng, dùng khát khao mãnh liệt để vượt lên tất cả.

Bệnh nhân ung thư máu cũng cần tăng cường sức đề kháng để kéo dài thời gian sống. KIBOU FUCOIDAN – Fucoidan Vàng 3 thành phần là sản phẩm với sự kết hợp của Fucoidan, nghệ đen Okinawa và nấm Agaricus. “Công thức vàng” này mang lại hiệu quả “3 trong 1”, đã được chứng minh về hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Đồng thời, tăng cường đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, kích thích khả năng chống lại oxy hóa mạnh mẽ của cơ thể. Các tế bào ung thư bị ức chế và sức khỏe, thể trạng của người dùng được tăng lên mạnh mẽ. Nhờ đó giảm các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Sản phẩm Kibou Fucoidan
Sản phẩm Kibou Fucoidan

Chỉ mới xuất hiện một thời gian không lâu, Kibou Fucoidan vẫn là sản phẩm được cộng đồng ung bướu tin tưởng lựa chọn. Bởi nó không chỉ có tác dụng tuyệt vời mà còn đảm bảo minh bạch sản phẩm với đầy đủ giấy tờ:

  • Giấy COA – Chứng nhận kiểm định chất lượng Quốc tế
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của CFS
  • Chứng nhận đạt chuẩn GMP – WHO
  • Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp phép

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình câu trả lời cho “Ung thư máu sống được bao lâu?”. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về kiến thức liên quan tới bệnh ung bướu, liên hệ với chuyên gia qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.