Điểm danh 8 bệnh ung thư nguy hiểm, gây tử vong cho người bệnh nhanh nhất
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, năm 2019 có khoảng 1,9 triệu ca ung thư mới mắc và 608.570 ca tử vong. Chính vì thế, ung thư được xem là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ung thư nào chết nhanh nhất? Cùng tìm hiểm những bệnh ung thư nguy hiểm mà bạn nên ghi nhớ.
Xem nhanh
1. Những bệnh ung thư nào chết nhanh nhất?
1.1. Ung thư gan
Là một trong số những căn bệnh nguy hiểm, khiến nhiều người lo sợ. Trung bình hàng năm, bệnh lý này cướp đi sự sống của 22.000 người ở nước ta và đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Ung thư gan giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ rệt, chỉ tới lúc bệnh trở nặng mới phát hiện được.
Mặc dù nguy hiểm, gây đau đớn cho người bệnh nhưng bệnh lại dễ phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trong đó, tiêm vacxin phòng viêm gan B và tránh xa bia rượu là những việc hàng đầu cần làm.
Nên đi khám và làm các xét nghiệm định kỳ để phát hiện ung thư gan sớm, đặc biệt là người bệnh đã từng mắc viêm gan B, xơ gan,… Phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
1.2. Ung thư phổi
Ung thư nào chết nhanh nhất phải kể đến đầu tiên là ung thư phổi. Đây là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, phổ biến trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây ung thư phổi có thể do viêm phế quản mãn tính, sống và làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc do thói quen hút thuốc lá lâu ngày,…
Dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên khó nhận biết sớm, tới lúc phát hiện thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn, Bởi vậy, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư phổi cao thứ 2 trong các bệnh ung thư, chỉ sau ung thư gan.
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tránh xa thuốc lá, thuốc lào, đồ uống có cồn cũng như các hóa chất độc hại. Những người nghiện thuốc lá và thường xuyên hít phải khói thuốc nên đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra phổi hàng năm.
1.3. Ung thư dạ dày
Nếu nhắc tới bệnh ung thư nào nhanh chết nhất không thể không kể tới ung thư dạ dày. Những biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh dễ nhầm lẫn với viêm loét bình thường. Chỉ khi bệnh chuyển giai đoạn nặng mới có những triệu chứng rõ ràng như đau dai dẳng, dữ dội, nôn mửa và đi ngoài phân đen,…
Các tế bào ung thư dạ dày di căn khá nhanh đến những phần khác của cơ thể. Vì vậy, phát hiện sớm sẽ ngăn chặn sự lây lan cũng như những ảnh hưởng của khối u tới sức khỏe người bệnh. Những bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày,.. nên đi khám ung thư dạ dày định kỳ.
1.4. Ung thư tụy
Bệnh nhân ung thư tụy chỉ có tỷ lệ sống trên 5 năm là 7,2%. Tụy là một cơ quan có kích thước nhỏ, nằm ngay sau phúc mạc ổ bụng, có chức năng điều hòa đường huyết thông qua sản xuất hormone và tiết ra enzyme để tiêu hóa thức ăn.
Những người có nguy cơ cao mắc ung thư tụy như bệnh nhân xơ gan, mắc bệnh dạ dày, bị tiểu đường hoặc gia đình có người từng mắc ung thư tụy,…Phần lớn trường hợp phát hiện bệnh khi các tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn, việc điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân là một thử thách lớn.
1.5. Ung thư đường mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dạng giống quả lê, nằm bên phải bụng phía dưới gan. Cơ quan này có chức năng chứa mật – dịch tiêu hóa được sản xuất từ gan.
Ung thư đường mật có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 17,9%. Bởi bệnh không có triệu chứng điển hình nên khó chẩn đoán và tiến triển âm thầm, khó phát hiện. Biểu hiện người bệnh có thể gặp như: sụt cân bất thường, vàng da, chán ăn, ngứa, đau vùng bụng bên phải,…
1.6. Ung thư thực quản
Ung thư thực quản cũng là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Bệnh được chia thành 2 loại chính là ung thư tế bào tuyến và ung thư tế bào vảy. Ung thư thực quản dạng tế bào vảy phổ biến hơn, chủ yếu xảy ra ở giữa thực quản.
Bạn cần chú ý những yếu tố nguy cơ như tổn thương tiền ung thư ở thực quản, trào ngược dịch vị, Barrett thực quản,… đặc biệt là hút thuốc lá có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
1.7. Ung thư đại trực tràng
Theo thống kê, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 70%. Phát hiện bệnh sớm có thể chữa khỏi, điều đáng nói là bệnh thường không được phát hiện sớm vì dấu hiệu không rõ ràng.
Lưu ý nếu bạn thấy xuất hiện những tình trạng sau trong thời gian dài: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, suy nhược,…
1.8. Bệnh máu trắng
Bệnh máu trắng là một loại ung thư bắt nguồn từ tủy xương. Tủy xương là cơ quan chịu trách nhiệm sản sinh các tế bào máu. Khi ung thư xuất hiện, những tế bào máu kém chất lượng được sản xuất, dẫn tới hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu,…
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi.
2. Làm cách nào để phòng ngừa ung thư hiệu quả?
Có thể phòng ngừa những bệnh ung thư nguy hiểm trên bằng cách:
- Tập thể dục, rèn luyện thể lực đều đặn: Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo để tăng cường sức đề kháng đồng thời phòng ngừa ung thư mỗi ngày nên tập thể dục tối thiểu 30 phút.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi: Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,…giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư do hạn chế hoạt động của các gốc tự do đồng thời hồi phục tế bào bị tổn thương.
- Hạn chế việc ăn thịt đã qua chế biến, thịt đỏ: Các nghiên cứu chỉ ra ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Nắm vững tiền sử bệnh của gia đình: Yếu tố di truyền cũng là một trong số các nguy cơ gây ung thư. Việc nắm rõ tiền sử bệnh lý các thành viên trong gia đình sẽ giúp tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Đừng bỏ qua các sản phẩm chứa hoạt chất Fucoidan – một hoạt chất đã được chứng minh về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích khả năng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư phát triển, đồng thời cải thiện thể trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dùng.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn