Ung thư phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả maidt
 1196 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Ung thư phế quản hay còn gọi là ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ vong đứng đầu trong các loại bệnh ung thư trên thế giới. Theo Globocan 2020, ở Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 chỉ sau ung thư gan với hơn 23000 ca mắc mới và hơn 20000 ca tử vong. Vì vậy, hãy trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bạn

1. Ung thư phế quản là gì?

Ung thư phế quản (còn gọi là ung thư phế quản phổi, ung thư phổi) là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở phế quản và tiểu phế quản.

Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Ung thư phế quản được chia làm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: chỉ chiếm 15% các ca bệnh nhưng lại rất nguy hiểm bởi có có khả năng lây lan nhanh chóng và rất khó điều trị.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: là loại hay xảy ra nhất, chiếm 85% các ca bệnh. Loại ung thư này ít nguy hiểm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ bởi tốc độ di căn chậm hơn nên tiên lượng sống của bệnh nhân cao hơn. Ung thư phổi không tế bào nhỏ lại được chia thành các loại: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm 15% các ca ung thư phế quản phổi nhưng lại đặc biệt nguy hiểm
Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm 15% các ca ung thư phế quản phổi nhưng lại đặc biệt nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây ung thư phế quản?

Ung thư phế quản liên quan tới các tế bào biểu mô phế quản bị đột biến gen. Các tế bào này nhân lên một cách mất kiểm soát tạo thành các khối u ác tính. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động gây ra K phế quản như:

  • Hút thuốc lá: 90% các trường hợp ung thư phế quản có tiền sử hút thuốc lá. Nếu hút 1 gói mỗi này thì có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 20 lần người không hút thuốc. Những người không hút nhưng có tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với khí Radon: Những người tiếp xúc với khí Radon có nguy cơ gây ung thư phế quản cao hơn so với người hút thuốc. Điều nguy hiểm là loại khí phóng xạ này có thể xuyên qua đất hay các tòa nhà và do không màu, không mùi nên rất khó phát hiện có tiếp xúc hay không. 
  • Tiếp xúc amiăng: những người hút thuốc có tiếp xúc thường xuyên với amiăng có nguy cơ ung thư phế quản cao gấp 90 lần so với người bình thường.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi phải kể tới là:

  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại (asen, Cadmium, niken, crom, urani,…), 
  • Tiếp xúc với khí thải và khói bụi môi trường,…
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư phế quản hay các bệnh ung thư khác
  • Tuổi tác: Nguy cơ ung thư phế quản tỷ lệ thuận với tuổi tác. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi
  • Nam giới có nguy cơ mắc ung thư phế quản cao hơn nữ giới
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm là tăng nguy cơ mắc ung thư phế quản
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm là tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

3. Dấu hiệu ung thư phế quản

Tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà các triệu chứng có thể nhiều hay ít

Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không có triệu chứng gì hoặc nếu có thì các triệu chứng thường rất mờ nhạt, người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác.

Xem thêm: 9 triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu mà bạn không nên bỏ qua

Ở giai đoạn tiến triển tiếp theo, khi khối u phát triển thì các triệu chứng cũng ngày càng rõ ràng hơn. Các triệu chứng ung thư phế quản có thể kể tới là:

  • Ho: ho dai dẳng với  mức độ tăng dần, có thể ho có đờm lẫn máu. Kèm theo đó là những cơn tức ngực khó chịu. 
  • Khò khè, khó thở do khối u phát triển chèn ép vào phế quản
  • Đau ngực: mức độ đau tăng dần, vị trí đau tương ứng với vị trí khối u
  • Mệt mỏi, chán ăn, nuốt khó
  • Nhiễm trùng đường hô hấp

Ở giai đoạn cuối, khối u di căn tới các cơ quan nào thì sẽ có thêm các biểu hiện ở các cơ quan đó. 

  • Ung thư phổi di căn não: đau đầu, buồn nôn, giảm trí nhớ,…
  • Di căn xương: đau nhức xương, vận động khó khăn
  • Di căn tới màng phổi gây tràn dịch màng phổi

Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn 4: Triệu chứng, tiên lượng và điều trị

Vậy ung thư phế quản có lây không? Câu trả lời là không! Ung thư phế quản phổi không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó không thể lây nhiễm qua bất kỳ còn đường nào. Vì vậy, những người tiếp xúc với bệnh nhân ung thư phế quản sẽ không bị lây bệnh 

Ho dai dẳng có thể có đờm lần máu là triệu chứng thường gặp của ung thư phế quản
Ho dai dẳng có thể có đờm lần máu là triệu chứng thường gặp của ung thư phế quản

4. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư phế quản?

Để chẩn đoán ung thư phế quản, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và kết quả cận lâm sàng.

Sau khi khai thác các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh nhân và gia đình, nếu nghi ngờ mắc ung thư phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm sau:

  • X-Quang lồng ngực: Hình ảnh trên phim X-Quang giúp phát hiện các tổn thương ở phổi. 
  • Chụp CT scan lồng ngực: giúp xác định được vị trí khối u, đánh giá những tổn thương của phối. Hình ảnh chụp CT scan cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn X-Quang.
  • Sinh thiết: là phương pháp giúp chẩn đoán xác định bệnh. các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô từ vị trí nghi ngờ ung thư phế quản bằng phương pháp nội soi. Sau đó mẫu bệnh phẩm này sẽ được tiến hành xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định xem có tế bào ung thư không.

Ngoài các phương pháp trên, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán cũng như phục vụ cho việc lên phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân như xét nghiệm sinh hóa máu, chất chỉ điểm khối u, chụp PET-CT,…

Sinh thiết khối u thông qua phương pháp nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung thư phế quản
Sinh thiết khối u thông qua phương pháp nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung thư phổi

5. Các giai đoạn tiến triển của ung thư phế quản

Các giai đoạn của ung thư phế quản sẽ cho biết kích thước và vị trí khối u trong cơ thể. Điều này giúp ích cho bác sĩ trong việc tiên lượng và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

Ung thư phế quản phổi gồm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Mỗi loại được phân chia thành các giai đoạn khác nhau

Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành 5 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 0: tế bào ung thư mới hình thành trên lớp biểu mô phế quản mà chưa xâm lấn sâu hơn vào các lớp mô phía dưới.
  • Giai đoạn 1: Khối u có kích thước dưới 5cm khu trú ở 1 bên phổi và chưa lan ra ngoài phổi và các hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 2: giai đoạn bày được xác định khi kích thước của khối u từ 5-7cm hoặc ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận
  • Giai đoạn 3: là khi kích thước khối u>= 7cm hoặc khối u đã lan ra hạch bạch huyết ở khu vực trung thất 
  • Giai đoạn 4: tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận khác ngoài phổi như gan, não, xương, màng phổi 

Ung thư phổi tế bào nhỏ thường tiến triển rất nhanh nên chỉ được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn bệnh khu trú: là giai đoạn mà khi bệnh được phát hiện thì khối u vẫn còn khu trú ở 1 bên phổi 
  • Giai đoạn lan tràn: là khi tế bào ung thư đã lây lan sang phổi đối diện hoặc các cơ quan khác ở xa như não, gan, xương,…

6. Các phương pháp điều trị ung thư phế quản

Để tiến hành điều trị ung thư phế quản cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau:

  • Loại ung thư phế quản
  • Tình trạng của bệnh nhân đang ở giai đoạn nào
  • Tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân: các bệnh lý nền, vấn đề cơ địa,…
  • Mong muốn của người bệnh

6.1. Phương pháp điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ

Khi bệnh còn ở giai đoạn khu trú, bệnh nhân sẽ được điều trị đồng thời bằng hóa chất và tia xạ

Ở giai đoạn lan tràn: Phương pháp điều trị chính sẽ là hóa trị. Xạ trị chỉ sử dụng trong số ít trường hợp khi khối u chèn ép lồng ngực gây đau đớn hoặc di căn lên não 

6.2. Phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

– Giai đoạn khu trú (tương ứng với giai đoạn I, II): giai đoạn này, khối u ác của phế quản và phổi vẫn còn nhỏ và khu trú tại chỗ nên mục tiêu điều trị đặt ra là chữa khỏi bệnh.  Phương pháp điều trị được áp dụng là phẫu thuật triệt căn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ 1 thùy của lá phổi. Để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát, các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thêm hóa trị hoặc xạ trị. Trường hợp, người bệnh không thích hợp để phẫu thuật thì xạ trị triệt căn sẽ được chỉ định 

– Giai đoạn tiến triển tại chỗ (tương ứng với giai đoạn III): Điều tri ở giai đoạn này thường được cá thể hóa theo từng trường hợp bệnh nhân. Các phương pháp được sử dụng là hóa xạ trị kết hợp.

– Giai đoạn di căn (tương ứng với ung thư phế quản giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối): Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, mục tiêu điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị được lựa chọn cho giai đoạn này là các biện pháp điều trị mang tính toàn thân như hóa trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích,… 

Xem thêm: Top 10 thực phẩm có khả năng “tiêu diệt” tế bào ung thư

Phẫu thuật triệt căn cho hiệu quả điều trị cao với ung thư phế quản phổi giai đoạn sớm
Phẫu thuật triệt căn cho hiệu quả điều trị cao với ung thư phổi giai đoạn sớm

7. Ung thư phế quản có chữa được không?

Ung thư phế quản là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm. Lúc này khối u còn nhỏ và chưa lây lan sang các bộ phận khác nên có thể tiến hành phẫu thuật triệt căn để loại bỏ hoàn toàn khối u. 

Khi khối u đã di căn thì khả năng chữa khỏi là không thể. Lúc này việc điều trị chỉ nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống và giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

8. Ung thư phế quản sống được bao lâu?

Ung thư phế quản sống được bao lâu là vấn đề mà bất cứ bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phế quản cũng đều quan tâm. Thực tế, tiên lượng sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, tuổi tác, khả năng đáp ứng điều trị,…

Theo thống kê, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phế quản theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I và II: tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân từ 50-80%
  • Giai đoạn 3: tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân giảm xuống còn 20-40%
  • Giai đoạn IV: tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân là rất thấp (<5%)

9. Biện pháp phòng ngừa ung thư phế quản

Mặc dù rất khó để phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này nhưng chúng ta vẫn có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phế quản xuống mức thấp nhất bằng các biện pháp sau:

– Tránh xa thuốc lá: Những người hút thuốc là hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ rất cao mắc ung thư phế quản. Vì vậy, để bảo vệ bản thân mình, hãy cai thuốc lá ngay bây giờ nếu bạn đang hút và tránh xa những khu vực có người đang hút thuốc lá.

– Kiểm tra lượng khí Radon trong nhà: Các biện pháp để hạn chế loại khí nguy hiểm này gồm: 

  • Lắp đặt máy làm sạch không trí, hệ thống thông gió
  • Không ở trong tầng hầm quá lâu
  • Xử lý các vết nứt ở tường hay sàn nhà 

– Hạn chế các tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các công việc có liên quan tới các hóa chất độc hại như asen, niken, amiang,… thì cần trang bị các thiết bị bảo hộ đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn. 

– Đeo khẩu trang và che kín vùng đầu khi ra ngoài để hạn chế hít phải khói bụi ô nhiễm từ môi trường

– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các gốc tự do gây hại 

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Cần hạn chế các loại thức ăn gây hại cho cơ thể như các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,…

– Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất chống oxy hóa mạnh để tiêu diệt các gốc tự do gây hại gây tổn thương cho tế bào. Nổi bật nhất trong dòng sản phẩm chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch phải kể tới Kibou Fucoidan. 

Kibou Fucoidan có sự kết hợp tuyệt vời của 2 chất chống oxy hóa cực mạnh (Fucoidan được chiết xuất từ Tảo Nâu Nhật Bản và hoạt chất Polyphenol chiết xuất từ Nghệ đen Okinawa) cùng với hoạt chất kích thích miễn dịch Beta glucan (được chiết xuất từ Nấm chúa Agaricus), có tác dụng:

  • Chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Hỗ trợ ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư 
  • Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

Vì vậy, Kibou Fucoidan là giải pháp tuyệt vời giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư phế quản nói riêng.

Để được tư vấn thêm về các bệnh ung thư và sản phẩm Kibou Fucoidan, bạn có thể liên hệ ngay với các Dược sĩ qua hotline 1800 6527 hoặc 0985 370 886.

Hi vọng những thông tin hữu ích ở trên giúp bạn có thêm kiến thức để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh ung thư phế quản quái ác này.

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.