Dấu hiệu ung thư phổi di căn và phương pháp điều trị
Các tế bào ung thư ở phổi có thể lan rộng tới nhiều vị trí như gan, xương, não, thận,.. và hình thành khối u ở đây. Để biết cách kiểm soát và đối phó với chúng, cùng theo dõi thông tin chi tiết về ung thư phổi di căn qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
- 1. Ung thư phổi di căn là gì?
- 2. Ung thư phổi di căn theo cơ chế nào?
- 3. Dấu hiệu ung thư phổi di căn
- 4. Phương pháp chẩn đoán K phổi di căn
- 5. Ung thư phổi di căn có chữa được không?
- 6. Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?
- 7. K phổi di căn sống được bao lâu?
- 8. Kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh
1. Ung thư phổi di căn là gì?
Ung thư phổi di căn là tình trạng các tế bào ung thư khởi phát từ phổi lây lan sang các bộ phận khác nhau của cơ thể như não, xương, gan, tuyến thượng thận.
2. Ung thư phổi di căn theo cơ chế nào?
Ung thư phổi có thể di căn theo 2 cách:
- Tế bào ung thư lây lan, phát triển trực tiếp tại các mô lân cận
- Tế bào ung thư tách ra khỏi khối u nguyên phát rồi theo hệ thống máu và bạch huyết di chuyển tới các cơ quan.
2.1. Tế bào ung thư phát triển trực tiếp tại các mô lân cận
Tại phổi, khối u nhanh chóng tăng trưởng về kích thước, xâm lấn dần các mô bình thường xung quanh rồi tiếp tục phát triển ở những vị trí mới này.
Tại đây, chúng sẽ đè ép lên hệ thống mạch máu ở khu vực chúng xâm chiếm làm giảm cung cấp máu và oxy tới các mô sở tại. Khi không có máu và oxy nuôi dưỡng, các mô này bị chết đi.
Sau đó, tế bào ung thư tiếp tục phát triển và lan rộng tới các vị khác.
2.2. Di căn theo hệ thống mạch máu và hệ bạch huyết
Tế bào ung thư tìm cách phân tách ra khỏi khối u nguyên phát và thâm nhập vào hệ tuần hoàn hay hệ thống bạch huyết để di chuyển tới các cơ quan khác.
Các tế bào ung thư tiết ra 1 chất là exosome giúp kích thích tế bào di chuyển. Trong quá trình di chuyển, tế bào ung thư sẽ dính lên 1 mạch máu nhỏ bất kỳ sau đó xâm nhập vào những nơi mà mạch máu này đi qua.
Khi đã xác định mục tiêu thì tế bào này sẽ tìm cách bén rễ và phát triển mạnh mẽ ở khu vực mới.
3. Dấu hiệu ung thư phổi di căn
Tế bào ung thư di căn tới bộ phận nào sẽ hình thành khối u ở đó và gây ra những triệu chứng ở bộ phận nó di căn tới. Do đó, bệnh nhân thường dễ bị nhầm sang các bệnh khác.
Các cơ quan mà ung thư phổi thường di căn tới là não, xương, thận, hạch, gan, tuyến thượng thận.
3.1. Ung thư phổi di căn não
Khi ung thư phổi di căn não, khối u sẽ gây áp lực lên các cấu trúc của não và gây ra các triệu chứng như đau nhức đầu, thường xuyên nôn và buồn nôn, rối loạn hành vi và vận động, động kinh, mệt mỏi,…
Tuy nhiên khoảng ⅓ bệnh nhân ung thư phổi có kèm theo di căn não không có biểu hiện gì
3.2. Ung thư phổi di căn gan
Tế bào ung thư di căn gan có thể gây ra các triệu chứng: đau hạ sườn phải, mất cảm giác ngon miệng khi ăn, hay buồn nôn sau ăn, vàng da.
Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân ung thư phổi di căn gan lại không có bất kỳ triệu chứng nào.
3.3. Ung thư phổi di căn thận
Hầu hết các trường hợp, ung thư phổi di căn thận thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng có thể xảy ra như đau 1 bên, có khối u ổ bụng hay tiểu ra máu.
3.4. Ung thư phổi di căn hạch
Ung thư phổi có thể di căn tới các hạch vùng cổ, hạch nách, hạch dạ dày khiến hạch ở các khu vực này bị sưng to. Khối u di căn tới hạch khiến hạch sưng lên và gây đau.
3.5. Ung thư phổi di căn xương
Tỉ lệ ung thư phổi di căn xương chiếm 30-40%. Các vị trí xương mà ung thư phổi thường di căn tới là xương cột sống, xương chậu, xương trên cánh tay và xương chân.
Các triệu chứng thường gặp:
- Đau nhức xương, đặc biệt là khi vận động\
- Khi khối u di căn vào khu vực cột sống sẽ gây đau đớn vùng lưng – vai- gáy, nhất là về đêm
- Bệnh nhân có thể bị gãy xương do tế bào ung thư phổi lấy hết chất dinh dưỡng ở mô xương khiến cấu trúc xương suy yếu và dễ gãy.
- Xương tan rã sẽ giải phóng 1 lượng lớn canxi vào máu dẫn tới tình trạng cơ bắp yếu, buồn nôn.
3.5. Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Ung thư phổi di căn tới tuyến thượng thận thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
4. Phương pháp chẩn đoán K phổi di căn
Trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi bước sang giai đoạn di căn, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để khẳng định.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi di căn gồm: xét nghiệm máu, Quets xương, chụp X-Quang, chụp CT, chụp MRI.
5. Ung thư phổi di căn có chữa được không?
Ở bệnh nhân ung thư phổi di căn, khối u đã lan rộng ra các cơ quan trong cơ thể. Việc loại bỏ hoàn toàn các khối u này là điều không thể. Vì vậy, bệnh ung thư phổi di căn không thể chữa khỏi được.
Việc điều trị ở giai đoạn này nhằm mục đích làm chậm sự phát triển và ngăn chặn mức độ lây lan của tế bào ung thư giúp bệnh nhân đỡ đau đớn và kéo dài sự sống cho bệnh nhân thêm 1 thời gian
6. Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?
Bệnh ung thư phổi di căn là bệnh do tế bào đột biến chứ không phải là virus hay vi khuẩn nên bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
7. K phổi di căn sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân K phổi di căn phụ thuộc vào:
- Loại ung thư phổi: ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 20%) hay ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm 80%). Ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh và xa hơn
- Mức độ di căn của khối u phổi
Trên cơ sở đó, tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân K phổi di căn như sau:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: tùy thể trạng mà bệnh nhân chỉ sống được 6-18 tháng.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Khi ung thư mới di căn tới các hạch bạch huyết lân cận thì tỉ lệ người bệnh sống được trên 5 năm là 25%. Còn khi khối u di căn tới các vị trí xa thì chỉ 4% bệnh nhân còn sống được trên 5 năm
8. Kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh
Bệnh ung thư phổi di căn không thể chữa khỏi. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Theo đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị theo phác đồ kết hợp với chế độ chăm sóc giảm nhẹ như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc tâm lý
8.1. Phương pháp điều trị bổ trợ
Phương pháp điều trị bổ trợ được áp dụng là các biện pháp mang tính chất toàn thân, gồm:
- Phương pháp Hóa trị: phương pháp truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch để làm chậm sự phát triển của khối u.
- Phương pháp nhắm trúng đích: mục tiêu tấn công tế bào ung thư với các đột biến gen
- Liệu pháp miễn dịch: dùng các thuốc để thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm và tiêu diệt tế bào ung thư.
8.2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng để bệnh nhân chống chọi lại với sự tấn công của tế bào ung thư
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân theo nguyên tắc:
- Đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm-tinh bột-chất béo- vitamin và khoáng chất
- Lựa chọn những món ăn mà bệnh nhân thích để kích thích vị giác.
8.3. Kiểm soát cảm xúc của bệnh nhân
Tâm lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe.
Cần cổ vũ, động viên để người bệnh luôn giữ tinh thần lạc quan cũng như quyết tâm chiến đấu với bệnh tật để hiệu quả điều trị là tốt nhất.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn