Ung thư phổi di căn hạch diễn ra như thế nào? Dấu hiệu và điều trị
Các hạch bạch huyết là vị trí đầu tiên và dễ dàng di căn nhất từ khối u nguyên phát ở phổi. Hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ hạch bạch huyết rồi lây lan tới các bộ phận khác. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về tiến trình ung thư phổi di căn hạch, dấu hiệu, cách điều trị và tiên lượng bệnh.
Xem nhanh
- 1. Ung thư phổi di căn hạch là gì?
- 2. Quá trình ung thư phổi di căn hạch diễn ra như thế nào?
- 3. Dấu hiệu ung thư phổi di căn hạch
- 4. Phương pháp chẩn đoán u phổi di căn hạch
- 5. Cách điều trị ung thư phổi di căn hạch
- 6. Ung thư phổi di căn hạch sống được bao lâu?
- 7. Làm thế nào để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân?
1. Ung thư phổi di căn hạch là gì?
Ung thư phổi di căn hạch là tình trạng các tế bào ác tính ở phổi phát triển và lan tràn tới các hạch bạch huyết. Bao gồm cả hạch vùng của khối u và các hạch di căn xa ở cổ, bụng, ngực hay nách.
Hạch bạch huyết là vị trí đầu tiên mà các tế bào ung thư di căn tới và cũng là mức độ di căn nhẹ nhất trong các loại ung thư phổi di căn. Từ đây khối u mới lây lan tới các cơ quan khác ở xa trong cơ thể, cụ thể:
- Ung thư phổi di căn gan
- Ung thư phổi di căn não
- Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
- Ung thư phổi di căn xương
2. Quá trình ung thư phổi di căn hạch diễn ra như thế nào?
Ung thư phổi được xem là bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu hiện nay bởi tỷ lệ mắc mới và tử vong cao. Theo thống kê của Globocan năm 2020 cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong của ung thư phổi xếp thứ 2 trong các loại ung thư, chỉ đứng sau ung thư gan.
Bởi các triệu chứng diễn ra âm thầm nên hầu hết ca bệnh được chẩn đoán đều ở giai đoạn muộn, khối u đã lây lan tới các mô lân cận hoặc cơ quan xa. Ung thư tiến triển các tế bào ác tính sẽ tách khỏi khối u chính và di căn qua một trong ba hệ thống:
- Hệ bạch huyết: Bao gồm mạch bạch huyết, chất lỏng bạch huyết và các cơ quan như lá lách và hạch bạch huyết.
- Đường dẫn khí của phổi
- Hệ tuần hoàn: Bao gồm máu và mạch máu.
Khi những tế bào ác tính từ phổi di chuyển qua hệ thống bạch huyết, chúng được đưa tới các hạch bạch huyết và hình thành các khối u có kích thước khác nhau tại đây. Các hạch bạch huyết mà ung thư phổi di căn tới bao gồm:
- Hạch Intrapulmonary: Hạch nằm trong phổi, có thể là hạch ngoại vi (các hạch được tìm thấy ở vùng ngoài phổi). Hoặc hạch bạch huyết rốn phổi (có mặt ở vùng ngực nơi động mạch, tĩnh mạch phế quản và tính mạch lớn nhập phổi).
- Hạch Extrathoracic: Bao gồm ung thư phổi di căn hạch thượng đòn, ung thư phổi di căn hạch cổ, xương sườn và có thể dễ dàng sờ nắn được từ bên ngoài.
- Ung thư phổi di căn hạch trung thất: Hạch bạch huyết này nằm ở khu vực trung thất hay vùng ngực giữa phổi.
Hoặc có thể phân loại các hạch dựa theo vị trí các mặt bên của khối u:
- Hạch cùng bên: Các hạch có vị trí nằm cùng một bên với khối u.
- Hạch đối bên: Các hạch nằm ở phía bên kia của ngực, đối diện với khối u.
Trong các loại hạch kể trên thì bạn có đoán được loại hạch nào dễ tế bào ung thư phổi tấn công nhất không? Thông thường, khối u sẽ lan tràn và di căn tới những vị trí gần nó nhất, vì thế hạch trung thất dễ bị tấn công nhất. Theo chuyên gia, K phổi di căn hạch rất nguy hiểm và cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.
3. Dấu hiệu ung thư phổi di căn hạch
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết K phổi di căn hạch chính là sự thay đổi của các hạch như hạch to, sờ thấy được, không đau. Một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:
- Xuất hiện các nốt nhỏ trên cơ thể: Các triệu chứng xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào vị trí hạch bị “tấn công”. Phần lớn bệnh nhân có thể nhận thấy những nốt hạch cứng và tách rời nhau tại vùng gần cổ. Chúng không gây đau đớn vì thế nhiều người thường bỏ qua biểu hiện này.
- Khàn tiếng, mất giọng: Sự phát triển của khối u ở hạch bạch huyết và phổi có thể chèn ép dây thanh quản làm cho người bệnh bị khàn tiếng, nặng hơn là mất giọng.
- Khó thở: Hạch bạch huyết sưng to chèn ép dây thần kinh ở phần cổ khiến người bệnh khó thở.
- Dấu hiệu khác: Bệnh nhân còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như tức ngực, ho dai dẳng, ho ra máu, chán ăn, cơ thể suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Nếu bệnh nhân ung thư phổi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
4. Phương pháp chẩn đoán u phổi di căn hạch
Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Bao gồm:
- X – quang ngực: Phát hiện khối u có kích thước lớn và các tổn thương khác ở phổi kèm theo như tràn dịch màng phổi, viêm phổi,…
- Siêu âm cổ: Kỹ thuật này được chỉ định khi có nghi ngờ ung thư phổi di căn hạch ở cổ.
- Chụp CT lồng ngực: Quan sát vị trí, kích thước và hình dạng của khối u, mức độ xâm lấn, cùng như tình trạng các hạch trung thất,…
- Chụp CT hoặc MRI các cơ quan khác: Khi có nghi ngờ di căn tới các cơ quan khác như bụng – tiểu khung, sọ não,…
- Chụp PET: Nếu có nghi ngờ nhưng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác không phát hiện được khối u. PET còn giúp phát hiện các di căn xa toàn thân, theo dõi, đánh giá điều trị.
- Sinh thiết: Dùng một phần mô của khối u hoặc ở hạch (nếu có thể) để chẩn đoán xác định.
5. Cách điều trị ung thư phổi di căn hạch
Khi có sự di căn hạch, ung thư phổi được xếp vào giai đoạn 3b hoặc ung thư phổi giai đoạn 4. Ở giai đoạn này vẫn có nhiều phương pháp điều trị, để lựa chọn phương pháp tối ưu bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và điều kiện kinh tế gia đình.
Hóa trị
Hóa trị được sử dụng hỗ trợ sau phẫu thuật, đặc biệt là ung thư phổi di căn hạch không có chỉ định dùng thuốc nhắm trúng đích. Hóa trị lúc này sẽ giúp giảm sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, hóa trị cũng gây ra không ít tác dụng phụ, vì thế trong quá trình điều trị cần cân nhắc và theo dõi sát người bệnh.
Xạ trị
Xạ trị được chỉ định trong trường hợp người bệnh có thể trạng kém, giúp giảm các triệu chứng liên quan và hỗ trợ sau phẫu thuật. Khi có sự di căn hạch, có thể xạ trị vào vị trí các hạch để kiểm soát tiến triển bệnh.
Xạ trị và hóa trị có thể thực hiện đồng thời hoặc lần lượt để cho hiệu quả tốt nhất. Đương nhiên lúc này các tác dụng phụ cũng gia tăng rất nhiều và gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe bệnh nhân.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng cho người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ có thụ thể PDL – 1. Liệu pháp này có nhược điểm là giá thành tương đối cao, vì thế không thích hợp với một số đối tượng bệnh nhân.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Có hai loại liệu pháp nhắm trúng đích thường được sử dụng là thuốc phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng. Phương pháp điều trị này áp dụng với ung thư phổi di căn hạch có yếu tố tăng trưởng biểu bì EGFR (+).
Điều trị giảm nhẹ
Trong một số trường hợp người bệnh có tràn dịch màng phổi ác tính tái lập nhanh cần điều trị giảm nhẹ. Phương pháp được áp dụng là dẫn lưu khoang màng phổi và làm xơ hóa màng phổi.
Đặc biệt khi các khối u di căn hạch gây tắc nghẽn phế quản hay xẹp phổi làm khó thở, cần đốt bằng laser, áp đông phối hợp xạ trị ngoài.
6. Ung thư phổi di căn hạch sống được bao lâu?
Không có con số chính xác nào về tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi di căn hạch. Con số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tuổi tác
- Loại ung thư phổi nguyên phát
- Phương pháp điều trị
- Sức khỏe tổng thể của người bệnh
- Khả năng đáp ứng với điều trị
Theo thống kê của nhiều năm trước thì ung thư phổi di căn có thể sống từ 6 tháng – 1 năm nếu được điều trị tích cực. Ngày nay với y học hiện đại, nhiều phương pháp được ra đời và cải tiến hơn, tỷ lệ này cũng đã thay đổi rất nhiều.
7. Làm thế nào để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân?
Giai đoạn này bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm đau đớn, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Khi tế bào ung thư di căn, đa số người bệnh đều có tình trạng sức khỏe suy yếu, thể trạng kém. Lúc này, người bệnh cần được bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng dưỡng chất. Đặc biệt là tăng cường rau xanh, củ quả, hạn chế các loại thịt đỏ, thịt chế biến, thực phẩm lên men hoặc đồ chiên nướng.
Bệnh nhân thường chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, vì thế nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Để dễ nuốt và dễ tiêu hóa nên ưu tiên món ăn dạng lỏng như súp, cháo,…
Chăm sóc tâm lý người bệnh
Không phải ai cũng sẵn sàng đề đối mặt với căn bệnh ung thư phổi, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Lúc này, người thân, bạn bè và gia đình phải luôn ở bên để an ủi, động viên và giúp người bệnh giảm bớt sợ hãi, nặng nề.
Xem thêm: Cách an ủi, động viên người bị ung thư
Sử dụng sản phẩm tăng cường sức khỏe
Trong quá trình điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn và khó khăn cho việc ăn uống. Để giảm những tác dụng phụ này và hỗ trợ điều trị có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với hoạt chất Fucoidan.
Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku đã được nghiên cứu về tác dụng đáng kinh ngạc trong hỗ trợ điều trị ung thư như:
- Hỗ trợ kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư, đồng thời ngăn hình thành mạch máu mới, chống di căn.
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, giảm mệt mỏi
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng để chống lại ung thư.
- Hỗ trợ loại bỏ gốc tự do và chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa
- Hỗ trợ bảo vệ gan.
Sản phẩm KIBOU FUCOIDAN – Fucoidan Nghệ đen là sản phẩm Fucoidan thế hệ mới với sự kết hợp của Fucoidan cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa. Kibou Fucoidan đã khắc phục những nhược điểm của các Fucoidan đời đầu, mang lại hy vọng mới cho cộng đồng u bướu.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn