Tiên lượng và cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 2

Tác giả maidt
 1017 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi giai đoạn 2 không quá rõ rệt nên khó phát hiện bệnh từ sớm. Vậy ung thư phổi giai đoạn 2 có dấu hiệu gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 qua bài viết này. 

1. Ung thư phổi giai đoạn 2 là gì?

Ung thư phổi giai đoạn 2 là tình trạng bệnh nhân có khối u ác tính tại phổi. Tế bào ung thư có thể xâm lấn tới hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa có xâm lấn tới các cơ quan khác.

Ung thư phổi giai đoạn 2 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:

  • Giai đoạn 2A: Tại phổi có khối u kích thước 4 – 5cm và chưa có di căn tới hạch bạch huyết lân cận nào.
  • Giai đoạn 2B: Khối u ác tính có kích thước 5cm và tế bào ung thư xuất hiện trong hạch bạch huyết lân cận. Hoặc khối u có đường kính từ 5 – 7cm nhưng chưa có di căn tới các hạch bạch huyết gần đó.
Ung thư phổi giai đoạn 2 là thời điểm khối u đã xâm lấn tới hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa có xâm lấn tới các cơ quan khác.
Ung thư phổi giai đoạn 2 là thời điểm khối u đã xâm lấn tới hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa có xâm lấn tới các cơ quan khác.

2. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn 2

Dấu hiệu nhận biết u phổi ác tính giai đoạn đầu 2 không có nhiều khác biệt so với giai đoạn 1 nhưng mức độ đã nặng hơn. Vì thế nhiều bệnh nhân khi tới khám và được chẩn đoán đã mắc bệnh ở giai đoạn 2.

Triệu chứng của người bệnh ung thư thực quản giai đoạn 2 như sau:

  • Ho nhiều và kéo dài, ho thành từng cơn và kèm theo có đờm, thậm chí có máu.
  • Thở khò khè, khó thở và tức ngực.
  • Giọng nói khàn và đục, có thể mất giọng do khối u to chèn ép dây thanh quản.
  • Sờ thấy hạch ở cổ, nách, bẹn với đặc điểm cứng, ấn không đau.
  • Người mệt mỏi, sốt và sút cân không rõ nguyên nhân.

3. Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân và người nhà. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiên lượng sống của người bệnh và những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân mắc u phổi ác tính giai đoạn 2 khoảng trên 50%. Tuy nhiên thời gian sống của mỗi người bệnh sẽ khác nhau nên con số này chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế, tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tuổi tác: Nếu bệnh nhân mắc u phổi giai đoạn 2 là người trẻ thì khả năng sống sót sẽ cao hơn bệnh nhân đã lớn tuổi.
  • Giới tính: Theo thống kê, phụ nữ mắc ung thư phổi giai đoạn 2 có tuổi thọ cao hơn so với nam giới mắc bệnh cùng giai đoạn.
  • Tình hình sức khỏe hiện tại: Người có sức đề kháng tốt và không có bệnh mắc kèm thì có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn, thời gian sống sẽ dài hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 2 mà vẫn tiếp tục hút thuốc lá thì khả năng sống sót sẽ giảm xuống.
Tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân mắc u phổi ác tính giai đoạn 2 khoảng trên 50%
Tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân mắc u phổi ác tính giai đoạn 2 khoảng trên 50%

4. Cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 2

Ung thư phổi giai đoạn 2 hay bất kỳ giai đoạn nào thì cũng có những phương pháp điều trị thích hợp. Mỗi bệnh nhân sau khi được chẩn đoán sẽ được chỉ định một phác đồ điều trị riêng.

4.1. Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không?

Bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 có thể chữa được nếu như bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời và tuân thủ điều trị một cách nghiêm ngặt và tích cực.

Hiện nay y học ngày càng phát triển, hiệu quả của các phương pháp điều trị được nâng cao nên tỷ lệ sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi cũng được cải thiện đáng kể.

4.2. Phương pháp điều trị u phổi ác tính giai đoạn 2

Khối u phổi ác tính giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng 3 phương pháp sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là 1 trong 3 phương pháp được lựa chọn để chỉ định cho người bệnh mắc u phổi ác tính giai đoạn 2. Mục đích của phương pháp phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư ở phổi cùng khối u ở hạch bạch huyết nếu có.

Tùy vào mức độ xâm lấn của tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ 1 bên phổi bị tổn thương. Nếu có di căn tại các hạch bạch huyết lân cận thì trong khi phẫu thuật, bác sĩ cũng tiến hành đồng thời nạo vét hạch cho bệnh nhân.

Xạ trị

Bản chất của phương pháp xạ trị là tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước khối u bằng tia bức xạ có năng lượng cao. Phương pháp này có thể được chỉ định trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u, thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Nhược điểm của xạ trị là gây tổn thương đến các tế bào lành xung quanh khối u nên gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh như buồn nôn, nôn, mệt mỏi,…

Hóa trị

Sử dụng thuốc hóa chất dùng qua đường tiêm truyền hoặc đường uống để đưa vào cơ thể nhắm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước khối u. Hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi,…

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật để loại bỏ triệt để tế bào ung thư, hạn chế ung thư tái phát. Hóa trị cũng có thể được sử dụng phối hợp cùng phương pháp xạ trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

5. Lời khuyên cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2

Nếu bệnh nhân đang mắc phải ung thư phổi giai đoạn 2 thì không nên quá lo lắng do tiên lượng của bệnh khá tốt. Bệnh nhân cần thực hiện đúng những hướng dẫn sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh:

  • Tuân thủ điều trị bệnh: Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh và căn dặn của bác sĩ.
  • Tầm soát ung thư phổi định kỳ: Sau khi điều trị ung thư phổi giai đoạn 2, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát bệnh ung thư. Vì thế, tầm soát ung thư phổi là phương pháp giúp người bệnh chẩn đoán sớm tái phát ung thư gan.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn uống đa dạng các nhóm chất không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh nhân cần tránh xa thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ mắc ung thư cho người xung quanh.
  • Thể dục thể thao thường xuyên giúp người bệnh khỏe khoắn, dẻo dai và có sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật.
  • Luôn giữ bản thân ở trạng thái tinh thần yêu đời, vui vẻ và thoải mái.

Ngoài các biện pháp trên, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh ung thư, trong đó phải kể tới sản phẩm Kuren Fucoidan. Kuren Fucoidan là sản phẩm thế hệ mới có sự kết hợp tuyệt vời của 2 thành phần: Fucoidan và Nấm Agaricus mang đến hiệu quả vượt trội, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Sản phẩm nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của đông đảo bệnh nhân ung thư.

Xem thêm: Vì sao nên chọn Kuren Fucoidan, sản phẩm có tốt không?

Hình ảnh sản phẩm Kuren Fucoidan
Hình ảnh sản phẩm Kuren Fucoidan

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Đừng ngần ngại chia sẻ cho gia đình và người thân thông tin về căn bệnh này để ai cũng biết cách phòng tránh và rèn luyện nâng cao sức khỏe bản thân. Để tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh ung thư cũng như sản phẩm Fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị ung thư, lên hệ ngay Tổng đài miễn cước 1800 6527 hoặc 098 537 0886.

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.