Góc giải đáp: Ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?

Tác giả maidt
 1082 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Chế độ ăn hàng ngày vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình điều trị. Thực đơn mỗi ngày không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp bệnh nhân tăng khả năng chịu đựng, giảm các tác dụng phụ gây nên bởi các phương pháp điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “Ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?” qua bài viết này để có thể xây dựng một chế độ ăn khoa học, phù hợp nhé!

1. Ung thư phổi nên ăn gì?

Một trong những biểu hiện của bệnh nhân ung thư phổi là mệt mỏi, sức đề kháng giảm và gầy sút cân không rõ nguyên nhân. Do đó, bệnh nhân cần được bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh ung thư phổi để tăng cường đề kháng, hồi phục sức khỏe.

1.1. Thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Sức khỏe suy giảm khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đặc biệt là với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối hoặc di căn xương. Vì thế thức ăn dễ tiêu hóa giúp đường ruột hấp thu tốt hơn.

Người bị ung thư phổi nên ăn những loại thực phẩm được nấu chín mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn.

Người bị ung thư phổi nên ăn những loại thực phẩm được nấu chín mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh
Người bị ung thư phổi nên ăn những loại thực phẩm được nấu chín mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh

1.2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều thành phần chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Người bệnh ung thư phổi nên ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mạch,…

Theo nghiên cứu chứng minh, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp carbohydrate và vitamin B giúp não bộ tăng tiết hormone Serotonin. Hormone này đóng vai trò làm giảm căng thẳng lo âu ở bệnh nhân ung thư phổi và kích thích cảm giác thèm ăn.

1.3. Các loại rau xanh

Nếu bạn quan tâm đến việc “người bị ung thư phổi nên ăn gì?” thì rau xanh là một trong những loại thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn của người bệnh.

Trong rau xanh chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ từ rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng khả năng hấp thu những nhóm chất dinh dưỡng khác.

Đối với chế độ ăn cho người bị ung thư phổi, rau xanh nên chế biến theo phương pháp luộc chín mềm, nấu canh hoặc xay nhuyễn rồi nấu cùng cháo giúp bệnh nhân dễ ăn hơn.

Bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh
Bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh

1.4. Các sản phẩm từ sữa, trứng

Bệnh nhân ung thư phổi có thể dùng các sản phẩm từ trứng, sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua,…Trong các sản phẩm này chứa nhiều canxi và protein giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bệnh nhân u phổi ác tính thường hay chán ăn, vì thế có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa. Trong các bữa phụ có thể dùng một ly sữa dành cho người bị ung thư phổi để bổ sung thêm năng lượng.

Vậy bệnh nhân ung thư phổi nên uống sữa gì? Trên thị trường đã có nhiều sản phẩm sữa dành riêng cho bệnh nhân ung thư phổi, bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin các sản phẩm này qua các phương tiện truyền thông.

Nhiều bệnh nhân đặt ra một câu hỏi rằng “Ung thư phổi có ăn được trứng gà không?” thì câu trả lời là có. Bởi vì trứng gà cung cấp một lượng protein phong phú và đa dạng tốt cho bệnh nhân ung thư phổi. Tuy vậy, không nên chế biến trứng gà với quá nhiều dầu mỡ khiến người bệnh khó tiêu hóa.

1.5. Thực phẩm giàu protein

Protein là nhóm chất vô cùng cần thiết cho chế độ ăn của người bị ung thư phổi. Protein không chỉ giúp sửa chữa, bảo vệ các tế bào và cơ quan trong cơ thể mà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng. Protein có thể được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như động vật hay thực vật.

Khi tìm hiểu thông tin về chế độ ăn cho ung thư phổi, bệnh nhân thường đặt ra câu hỏi cho bác sĩ là “ung thư phổi có ăn được thịt gà không?”, “Ung thư phổi có ăn được thịt bò không?” hoặc “Ung thư phổi có ăn được thịt chó không?”

Đối với bệnh nhân ung thư phổi, chưa có nghiên cứu nào chứng minh bệnh nhân phải kiêng thịt gà, thịt bò hay thịt chó. Tuy nhiên các loại thịt này đều chứa hàm lượng đạm nhất định nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý, khi dùng các thực phẩm bổ sung protein, không được ăn thức ăn đã bị hỏng, ôi thiu và hạn chế các sản phẩm chế biến đóng hộp.

Protein là nhóm chất vô cùng cần thiết cho chế độ ăn của người bị ung thư phổi
Protein là nhóm chất vô cùng cần thiết cho chế độ ăn của người bị ung thư phổi

1.6. Chất béo thực vật

Bệnh nhân ung thư phổi nên dùng chất béo thực vật thay vì sử dụng chất béo động vật trong các bữa ăn hàng ngày. Bởi chất béo thực vật cung cấp nguồn chất béo có lợi cho việc hấp thu các nhóm chất dinh dưỡng khác tại đường ruột.

Một số loại chất béo thực vật mà bệnh nhân bị u phổi nên dùng là dầu ô liu, bơ, dầu đậu phộng, dầu hạt cải ,…

1.7. Uống trà xanh hàng ngày

Tiếp theo trong danh sách “ung thư phổi nên ăn gì?” chính là Trà xanh! Polyphenols trong trà xanh được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa và phòng ngừa bệnh ung thư. Sử dụng nước trà xanh hàng ngày giúp cơ thể tăng thêm khả năng chống lại sự oxy hóa của tế bào ác tính, gốc tự do đồng thời củng cố hệ thống miễn dịch.

1.8. Trái cây

Một thực phẩm tốt cho người ung thư phổi là các loại trái cây. Người bệnh ung nên ăn các loại quả như quả việt quất, cam, chuối, bưởi, táo, lê,…

  • Quả việt quất: Có công dụng hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của tế bào K, giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung do hoạt động não bộ suy giảm trong quá trình điều trị.
  • Quả cam: Nguồn dự trữ vitamin C dồi dào giúp người bị u phổi tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt và hạn chế sự phát triển của khối u.
  • Quả chuối: Trong quá trình hóa trị hay xạ trị bệnh nhân K phổi thường bị buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Quả chuối chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất này giúp giảm các tác dụng không muốn trên. Ngoài ra quả chuối cũng chứa nhiều vitamin, protein tốt cho người mắc ung thư phổi.
  • Quả bưởi: Một nguồn cung cấp vitamin C tương tự như quả cam. Vitamin C và lycopene trong quả bưởi có khả năng chống lại tế bào ung thư phổi, làm máu lưu thông lên não tốt hơn và giảm tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị.
  • Quả táo: Đây là loại quả được chuyên gia khuyên sử dụng hàng ngày cho thực đơn bệnh nhân K phổi. Thành phần của quả táo bao gồm vitamin, flavonoid, quercetin,… có khả năng loại bỏ gốc tự do và ngăn ngừa quá trình oxy hóa của chúng.
  • Quả lê: Trong nghiên cứu đã chứng minh được Phloretin trong quả bưởi có khả năng tiêu diệt tế bào ác tính, giảm xơ hóa phổi trong quá trình xạ trị và tăng cường tác dụng của thuốc hóa trị dùng cho người bị K phổi.
Người ung thư phổi nên ăn nhiều trái cây để tăng sức đề kháng
Người ung thư phổi nên ăn nhiều trái cây để tăng sức đề kháng

2. Ung thư phổi nên kiêng gì?

Xây dựng thực đơn cho người bệnh ung thư phổi, ngoài quan tâm đến những thực phẩm tốt nên ăn bạn cần lưu ý những thực phẩm cần tránh như sau:

2.1. Hải sản

“Ung thư phổi có ăn được hải sản không?” là một trong những thắc mắc của người bệnh mong muốn được giải đáp. Và câu trả lời cho thắc mắc này là bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn hải sản.

Người bị u phổi nên hạn chế ăn những loại hải sản như tôm, cua, cá,… bởi hải sản có thể làm cho bệnh nhân bị dị ứng, tăng thêm biểu hiện ho khiến tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.

2.2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bị ung thư nên kiêng gì? Đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến bệnh nhân khó tiêu, đầy bụng, chán ăn gây ảnh hưởng sức khỏe làm giảm khả năng chống chịu với bệnh tật. Do đó, người bị u phổi kiêng ăn những món ăn nhiều dầu mỡ.

Các món ăn tốt cho người ung thư phổi nên được chế biến thanh đạm, dễ tiêu hóa.

2.3. Đồ ăn cay nóng, hun khói

Bệnh nhân bị ung thư phổi nên kiêng ăn đồ cay nóng, đồ hun khói. Những món ăn này có thể gây kích ứng gây nặng thêm tình trạng ho, ho có đờm và kéo dài ở người bệnh.

2.4. Hút thuốc lá

Một trong những yếu tố nguy cơ gây nên ung thư phổi là hút thuốc lá. Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại không chỉ gây bệnh về hô hấp mà còn gây ra các bệnh tim mạch.

khi phát hiện mắc bệnh ung thư phổi, bệnh nhân nên bỏ thuốc ngay. Bởi khói thuốc lá càng hủy hoại các tế bào nhu mô phổi, thúc đẩy sử phát triển của khối u. Do đó tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi cũng giảm đi đáng kể.

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư phổi là hút thuốc lá
Thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư phổi là hút thuốc lá

Thiết lập thực đơn hàng ngày khoa học lành mạnh cung cấp cho bệnh nhân ung thư phổi nhiều dinh dưỡng và năng lượng, giúp tăng sức đề kháng miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân K phổi nên thực hiện một số biện pháp sau đây để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Tìm hiểu thông tin bệnh: Nắm rõ thông tin bệnh giúp bệnh nhân chủ động trong việc xác định những điều tốt và điều nên tránh trong quá trình trị bệnh.
  • Tuân thủ điều trị: Khi đã tiếp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Tinh thần vui vẻ, lạc quan: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Vui vẻ, yêu đời, tâm trạng thư thái giúp bệnh nhân có ý chí chiến đầu với bệnh tật giành lấy sự sống.
  • Rèn luyện thể thao đều đặn: Không chỉ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh dẻo dai, tập thể dục hàng ngày cũng góp phần làm tinh thần bệnh nhân thoải mái hơn.
  • Sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ: Kuren Fucoidan – một sản phẩm hỗ trợ bệnh ung thư được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Sản phẩm có sự kết hợp của Fucoidan và nấm Agaricus mang đến công dụng ngăn di căn, ngừa tái phát ung thư phổi.

Hy vọng thông tin về những thực phẩm tốt và nên tránh được cung cấp trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?”. Để tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh ung thư cũng như sản phẩm Fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị ung thư, lên hệ ngay Tổng đài miễn cước 1800 6527 hoặc 098 537 0886.

 

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.