Những điều cần biết về ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ chắc hẳn là khái niệm còn xa lạ với nhiều người. Thực chất đây là bệnh lý ung thư rất nguy hiểm bởi tốc độ phát triển và di căn nhanh, tiên lượng bệnh nhân thường rất xấu. Vậy ung thư phổi tế bào nhỏ là gì, có chữa được không và làm cách nào để điều trị nó? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Xem nhanh
- 1. Ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ung thư phổi tế bào nhỏ
- 3. Triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ
- 4. Chẩn đoán xác định ung thư phổi tế bào nhỏ
- 5. Các giai đoạn tiến triển của ung thư phổi tế bào nhỏ
- 6. Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ như thế nào?
- 7. Ung thư phổi tế bào nhỏ sống được bao lâu?
- 8. Lời khuyên cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ
1. Ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi tế bào nhỏ (hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào nhỏ) là một trong hai loại chính của ung thư phổi. Bản chất của ung thư phổi tế bào nhỏ là các khối u thần kinh nội tiết kém biệt hóa.
Tuy chỉ chiếm 15% các ca ung thư phổi song loại ung thư này lại rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vọng rất cao do khối u tiến triển nhanh, di căn sớm.
2. Nguyên nhân gây ung thư phổi tế bào nhỏ
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm 90% các trường hợp. Lý do là bởi các chất độc hại có trong khói thuốc lá làm tổn thương các tế bào biểu mô phổi khiến các tế bào này bị đột biến và phát triển không kiểm soát. Những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 30 lần người không có tiếp xúc.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ:
- Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như khói bụi từ môi trường ô nhiễm, khí Radon, amiăng, asen, niken,…
- Di truyền: Những người có cha mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư thì cũng có nguy cơ cao tự phát triển bệnh.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn chế biến sẵn, đồ nướng, thực phẩm muối chua,… thường sản sinh ra các chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
3. Triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ thường diễn biến nhanh và âm thầm.
Ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt nên thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác như dị ứng, nhiễm virus hay viêm phế quản.
Khi các triệu chứng xuất hiện rõ nét hơn thì cũng đồng nghĩa với việc khối u đã lây lan sang các bộ phận khác. Tùy theo kích thước và vị trí của khối u mà mức độ biểu hiện của các triệu chứng cũng có thể khác nhau.
Các dấu hiệu ung thư phổi tế bào nhỏ phổ biến nhất gồm:
- Khó thở, thở khò khè, khản tiếng
- Đau ngực dai dẳng và thường đau cố định ở một vị trí
- Ho, có thể ho ra máu
- Người mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng, thường sốt cao có kèm theo ớn lạnh
Khi khối u di căn tới cơ quan nào sẽ có thêm các triệu chứng ở cơ quan đó như:
- Di căn hạch: xuất hiện nốt di căn da thành ngực, hạch thượng đòn
- Di căn tới xương gây đau nhức xương, thậm chí là gãy xương
- Di căn lên não gây đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, suy giảm trí nhớ
4. Chẩn đoán xác định ung thư phổi tế bào nhỏ
Các triệu chứng của ung thư phổi tế bào nhỏ thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc bệnh không, các bác sĩ sẽ chỉ định một số các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:
- Nội soi phế quản: giúp quan sát được trực tiếp các tổn thương, vị trí và hình thái các tổn thương ở phối.
- Sinh thiết: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ vị trí tổn thương nghi ngờ được đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư không. Kết quả sinh thiết được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định bệnh.
- Chụp X-Quang ngực: giúp xác định sơ bộ kích thước và vị trí tổn thương tại phổi.
- Chụp CT scan ngực: phương pháp này cho biết hình ảnh chi tiết của khối u, hạch trung thất giúp bác sĩ xác định chính xác kích thước và vị trí của khối u và mức độ lây lan ở cả 2 phổi
5. Các giai đoạn tiến triển của ung thư phổi tế bào nhỏ
Phân chia các giai đoạn ung thư phổi tế bào nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Cũng giống như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm 4 giai đoạn dựa theo hệ thống phân loại TNM. Tuy nhiên, loại ung thư này diễn biến rất nhanh nên trong thực hành lâm sàng, các chuyên gia thống nhất chia ung thư phổi tế bào nhỏ thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khu trú: Giai đoạn này được xác định khi khối u vẫn còn khu trú ở 1 bên phổi hoặc ở các hạch bạch huyết vùng trung thất. Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn này.
- Giai đoạn lan tràn: là khi tế bào ung thư phát triển một cách mạnh mẽ và lây lan sang bên phổi còn lại hoặc di căn tới các cơ quan khác như não, xương, gan, tuyến thượng thận. Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ được chẩn đoán ở giai đoạn này nên việc điều trị rất khó khăn.
6. Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ như thế nào?
Ung thư phổi tế bào nhỏ có đặc điểm diễn biến nhanh, di căn sớm và rất nhạy cảm với điều trị bằng hóa chất nên phương pháp hóa trị giữ vai trò chính trong điều trị.
Để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát, các phương pháp khác có thể được sử dụng bổ trợ cho hóa trị liệu như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch.
6.1. Phương pháp hóa trị
Hóa trị đóng vai trò là phương pháp điều trị chính trong cả 2 giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ
Ở giai đoạn khu trú, hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị
Phác đồ điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ sử dụng phương pháp hóa trị là Etoposide hoặc Irinotecan phối hợp với một thuốc nhóm Platium như Cisplatin hay Carboplatin.
Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như: rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…
6.2. Phương pháp xạ trị
Xạ trị thường được kết hợp với hóa trị để tối ưu hiệu quả điều trị
Bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp hóa trị nếu có đáp ứng tốt thì sẽ được chỉ định thêm xạ trị để giảm nguy cơ tái phát.
Phương pháp xạ trị hay được sử dụng nhất là bức xạ tia ngoài
Tác dụng phụ của xạ trị: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, khó nuốt, thay đổi màu sắc da ở khu vực xạ trị. Tuy nhiên, nhưng tác dụng không mong muốn này sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình xạ trị
Xem thêm: Kiểm soát buồn nôn và nôn sau hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư
6.3. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh nhân chỉ mới xuất hiện 1 khối u ở phổi và chưa xâm lấn sang các vị trí khác.
Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là cắt thùy phổi và nạo vét hạch trung thất. Sau phẫu thuật, nếu hạch di căn thì tiến hành điều trị tiếp bằng hóa xạ trị kết hợp, nếu hạch không di căn thì chỉ cần điều trị tiếp bằng hóa trị.
6.4. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư.
Phương pháp này có thể được kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn hoặc được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hóa chất.
Xem thêm: Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị các loại ung thư
7. Ung thư phổi tế bào nhỏ sống được bao lâu?
Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư ác tính, có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ nguy hiểm cao hơn ung thư phổi không tế bào nhỏ rất nhiều. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u và hạn chế sự lây lan của chúng trong cơ thể chứ khó có thể loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư.
Do đó, tiên lượng sống của bệnh nhân mắc căn bệnh này thường rất xấu.
Thời gian sống trung bình của bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là khoảng 16-24 tháng. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn lan tràn thì thời gian sống của bệnh nhân là 6-12 tháng. Thời gian sống có thể bị rút ngắn xuống còn 2-4 tháng nếu bệnh nhân không được điều trị.
Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi tế bào nhỏ là 14%
8. Lời khuyên cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ
Mặc dù tiên lượng của ung thư phổi tế bào nhỏ rất xấu song bệnh nhân hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống bằng cách thực hiện đồng thời 5 quy tắc sau:
Tìm hiểu thông tin
Hiểu rõ về bệnh là chìa khóa giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh để chủ động đối phó với bệnh.
Thực phẩm, dinh dưỡng khoa học
Một thể trạng tốt sẽ giúp người bệnh đủ sức theo hết các liệu trình điều trị.
Bạn nên ăn uống đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… đồng thời hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng,…
Tâm lý lạc quan
Tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để đáp ứng tốt hơn với việc điều trị.
Hãy dành thời gian làm những điều bạn thích, những thứ có thể khiến bạn vui vẻ mỗi ngày như nghe nhạc, hội họa,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư để giao lưu, chia sẻ với bệnh nhân khác.
Thể dục thể thao
Thể dục vận động nhẹ nhàng không những giúp tinh thần thoải mái mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Các bài tập thích hợp cho bạn như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe,…
Tuân thủ điều trị
Điều trị ung thư rất phức tạp và hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của bạn.
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, bạn cần lưu ý cải thiện hệ miễn dịch để giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Kuren Fucoidan giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ ức chế khối u rất tốt bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Xem thêm: Vì sao nên chọn Kuren Fucoidan, sản phẩm có tốt không?
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Để được tư vấn thêm về các bệnh ung thư và sản phẩm Kuren Fucoidan, bạn có thể liên hệ ngay với các Dược sĩ qua hotline 1800 6527 hoặc 0985 370 886.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn