Ung thư thanh quản, nguyên nhân và cách điều trị.

 892 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư thanh quản là loại ung thư khá phổ biến, chiếm tới 2% trong tổng số các bệnh ung thư. Nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng cách bệnh sẽ trở nặng và lây sang khu vực xung quanh. Để hiểu hơn về bệnh ung thư phổ biến này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

Ung thư thanh quản là loại ung thư khá phổ biến. Nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng cách bệnh sẽ trở nặng và lây sang khu vực xung quanh. Để hiểu hơn về bệnh ung thư phổ biến này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi. 

1. Tổng quan về bệnh ung thư thanh quản

Thanh quản là một phần của hầu họng. Chúng có vai trò quan trọng giúp chúng ta hít thở, nói chuyện được thuận lợi. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ chúng ta nuốt thức ăn. Ung thư thanh quản là bệnh mà các tế bào ác tính xuất hiện trong bất cứ phần nào của thanh quản. Đây là một trong những loại ung thư thuộc vùng đầu – mặt – cổ. Ung thư thanh quản dễ lan ra xung quanh. Ví dụ như lan tới tuyến giáp, lan xuống khí quản hay thực quản hay lan rộng đến các vùng khác của cơ thể

Ung thư thanh quản là bệnh mà các tế bào ác tính xuất hiện trong bất cứ phần nào của thanh quản
Ung thư thanh quản là bệnh mà các tế bào ác tính xuất hiện trong bất cứ phần nào của thanh quản

2. Phân loại ung thư thanh quản

Vùng thanh quản được chia làm 3 tầng. Đó là thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. Dựa vào vị trí khối u, ung thư được phân thành 3 loại sau:

  • Ung thư thượng thanh môn: 35% trường hợp bệnh bắt đầu từ vị trí này. Ở giai đoạn đầu, loại ung thư này rất khó xác định. Để chẩn đoán bệnh phải dựa vào ảnh chụp CT hoặc MRI mới đánh giá được độ thâm nhiễm sâu của các tế bào ác tính.
  • Ung thư thanh môn: Chiếm 60%. Đây là loại ung thư có tiến triển khá chậm.
  • Ung thư hạ thanh môn: Là loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp.

Ung thư thanh quản là loại ung thư phổ biến, đứng hàng thứ 2 trong các ung thư đường hô hấp chỉ sau ung thư phổi. Tuy nhiên, không nguy hiểm như ung thư phổi, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có tỷ lệ khỏi lên tới 80%.

Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn hẳn so với nữ giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân ung thư thanh quản nam là 3/100.000 dân/năm, còn ở nữ là 0,3/100.000 dân/năm. Tại Việt Nam, thống kê ung thư thanh quản thường gặp ở lứa tuổi 50 – 70 và hay gặp nhất lứa tuổi 60

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thanh quản

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư thanh quản

  • Uống rượu và hút thuốc: Đây là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư. Nếu người bệnh có cả thói quen hút thuốc lá và thường xuyên uống rượu thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • Tuổi: Người trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh hơn. 
  • Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn nữ giới.
  • Chế độ ăn:  Xã hội ngày càng hiện đại, các đồ ăn chế biến sẵn hay thức ăn chiên rán càng phổ biến. Những đồ ăn này cũng là nguyên nhân khiến ung thư có thể tìm đến bạn nhanh hơn.
  • Mắc các bệnh viêm thanh quản mạn tính: Những bệnh nhân bị bạch sản, hồng sản, papilloma thanh quản sẽ có nguy cơ cao chuyển thành thành ung thư, với tỷ lệ lên tới 10 – 40%.
  • Các yếu tố môi trường làm việc: Tiếp xúc với khí thải, hóa chất, khói đốt lò, nhựa đường, bụi axit sunfuric, bụi niken hay a-mi-ăng,…
  • Bệnh nhân đã tiến hành xạ trị: Xạ trị vùng trước cổ như xạ trị ung thư tuyến giáp.
  • Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Nhiễm khuẩn vùng răng miệng, nhiễm khuẩn tai mũi họng dai dẳng, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư thực quản.
Hút thuốc và uống rượu là nguyên nhân chính gây ung thư thanh quản
Hút thuốc và uống rượu là nguyên nhân chính gây ung thư thanh quản

4. Triệu chứng của bệnh ung thư thanh quản

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u ác tính. Thường thì các triệu chứng này xuất hiện từ rất sớm, với các biểu hiện như:

  • Khàn tiếng: Đây là triệu chứng sớm và đặc trưng. Biểu hiện giọng khàn, kéo dài và tăng dần có thể mất tiếng, dùng thuốc không đỡ. Tính chất khàn thô, giọng cứng như gỗ.
  • Ho khan: Bệnh nhân ho khan nhiều sau đó tiến triển thành ho khạc đờm nhầy lẫn máu.
  • Khó chịu ở họng: Bệnh nhân có cảm giác như có dị vật mắc ở họng.
  • Khó nuốt: Khi khối u lan ra ngoài thanh quản đến hạ họng, người bệnh có thể bị nuốt vướng, đau, nghẹn khi nuốt.
  • Khó thở thanh quản: Xảy ra khi khối u lan rộng và che lấp lòng thanh quản.
  • Xuất hiện hạch cổ, người gầy sút, hơi thở hôi. Bạn phải thật cảnh giác khi các dấu hiệu này xuất hiện ở người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người lớn tuổi, không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường.
Ho liên tục nhiều tháng là biểu hiện của ung thư thanh quản
Ho liên tục nhiều tháng là biểu hiện của ung thư thanh quản

5. Chẩn đoán ung thư thanh quản

Trong quá trình chẩn đoán bệnh, cần phân biệt ung thư thanh quản với lao thanh quản, cũng như các u lành tính khác của thanh quản như polyp, papilloma, hạt xơ, sarcoidose.

Để chẩn đoán chính xác, đầu tiên, bác sĩ phụ trách sẽ kiểm tra tiểu sử bệnh và hỏi người bệnh về các triệu chứng mà họ đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cũng như kiểm tra cổ họng của người bệnh.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau để xác định chính xác bệnh:

  • Nội soi thanh quản: Đây là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên nhằm giúp bác sĩ quan sát và kiểm tra thanh quản của người bệnh chi tiết hơn.
  • Sinh thiết: Giúp phát hiện khối u là lành tính hay ác tính (ung thư). Được thực hiện bằng cách bấm một mẩu mô nhỏ của thanh quản phần bị nghi ngờ u. Sau khi xử lý sẽ được soi kỹ dưới kính hiển vi.
  • CT scan (chụp cắt lớp điện toán) và chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp xác định kích thước và vị trí của khối u. Ngoài ra, ảnh chụp này còn cho thấy khối u đã lan ra các phần lân cận hay chưa. 

6. Các giai đoạn của ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản được phân chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: Được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, các tế bào ung thư khu trú tại thanh quản. Thời điểm này hệ miễn dịch của cơ thể còn khá tốt nên vẫn phần nào kiểm soát được tế bào ung thư.
  • Giai đoạn T1: Khối u ác tính đã hình thành ở thượng thanh môn, thanh môn hoặc ở hạ thanh môn, chúng chưa xâm lấn sang các khu vực khác. Dây thanh quản vẫn đi động được bình thường.
  • Giai đoạn T2: Khối u vẫn khu trú ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh âm của người bệnh có thể không di động được nữa
  • Giai đoạn T3: Khối u nằm trên thanh quản và có thể phát triển sang các khu vực lân cận xung quanh (bên trong sụn tuyến giáp, vùng cận thanh quản, vùng sau thanh quản hoặc vùng trước thanh quản).
  • Giai đoạn T4: Lúc này các khối u ác tính đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng với kích thước to hơn. Đây là giai đoạn muộn, việc điều trị chủ yếu giúp người bệnh giảm khó chịu, đau đớn và nâng cao chất lượng sống.

7. Điều trị ung thư thanh quản như thế nào?

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Các phương pháp hay được dùng trong điều trị ung thư thanh quản là:

7.1. Phẫu thuật ung thư thanh quản

Về nguyên tắc có hai loại phẫu thuật dùng để điều trị:

  • Phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản: Sau phẫu thuật này, người bệnh có thể phát âm và thở theo đường sinh lí tự nhiên.
  • Phẫu thuật tiệt căn hay cắt bỏ toàn phần thanh quản: Sau phẫu thuật này, người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản trực tiếp được khâu nối ra vùng da ở cổ và phát âm không qua đường sinh lí tự nhiên được.
Hình ảnh phẫu thuật ung thư thanh quản
Hình ảnh phẫu thuật ung thư thanh quản

7.2. Xạ trị ung thư thanh quản

Cho đến nay, việc sử dụng chùm tia phóng xạ để điều trị các khối u ác tính là một trong những biện pháp cơ bản và hiệu quả, nhất là các u thuộc phạm vi vùng đầu cổ như ung thư thanh quản.

Điều trị bằng tia xạ có hai biện pháp chủ yếu sau:

  • Điều trị tia xạ đơn thuần ngăn ngừa sự phát triển của tế nào ung thư.
  • Điều trị tia xạ cũng được kết hợp với phẫu thuật, có thể tiến hành trước hoặc sau phẫu thuật hoặc phối hợp xen kẽ, tia xạ – phẫu thuật – tia xạ.

7.3. Hóa trị ung thư thanh quản

Trong điều trị K thanh quản, phương pháp hóa trị không được sử dụng đơn thuần mà cần kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị giúp thu nhỏ khối u, còn giúp ức chế sự di căn của khối u. Và hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.

8. Phòng ngừa ung thư thanh quản tái phát như thế nào?

Ung thư sau khi được điều trị vẫn có khả năng tái lại. Do đó, người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng tái phát bệnh như sau:

  • Bỏ hẳn thuốc lá: Người sau điều trị nếu tiếp tục hút thuốc lá sẽ có nguy cơ tái phát bệnh lên đến 90%. Do đó, người bệnh cần bỏ thuốc lá vĩnh viễn.
  • Bỏ hẳn rượu, bia: Cùng với thuốc lá, uống rượu nhiều không có lợi cho vùng thanh quản. Người bệnh phải từ bỏ thói quen uống rượu bia nếu có tiền sử mắc bệnh. 
  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống khoa học, đáp ứng tốt với thể trạng hiện thời sẽ giúp phục hồi tốt và ngăn ngừa các yếu tố độc hại làm ung thư tái phát hoặc tiến triển. Đồng thời cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài. Bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chuyên biệt như Fucoidan kết hợp với nấm Agaricus và Nghệ đen. 

Xem thêm: Fucoidan Nhật là gì? Nên chọn loại nào tốt nhất?

Ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa ung thư thanh quản
Ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa ung thư thanh quản
  • Chế độ luyện tập và nghỉ ngơi: Người bệnh nên tránh căng thẳng, lo lắng; đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày; kết hợp vận động nhẹ nhàng như thiền, đi bộ, tập các động tác yoga đơn giản…
  • Bảo vệ và phục hồi vùng cổ họng: Luôn giữ ấm vùng cổ họng; kiên trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng được bác sĩ hướng dẫn.
  • Tái khám định kỳ: Giúp bác sĩ phụ trách theo dõi và sớm phát hiện các tình trạng bất lợi, chẳng hạn như sự phát triển trở lại của các tế bào ung thư.
Sử dụng Fucoidan hỗ trợ phòng và điều trị ung thư thanh quản
Sử dụng Fucoidan hỗ trợ phòng và điều trị ung thư thanh quản

Bệnh ung thư thanh quản nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì tỉ lệ chữa khỏi lên đến 80%. Do đó, nắm vững các kiến thức về bệnh được cung cấp trên đây là cần thiết với cuộc sống hàng ngày. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan vui lòng gọi điện đến hotline 1800 6527 để được tư vấn cụ thể hơn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.