Giải đáp tất cả thắc mắc về ung thư thực quản giai đoạn 3
Ung thư thực quản giai đoạn 3 là giai đoạn khối u phát triển mạnh về kích thước và bắt đầu lây lan sang một số khu vực lân cận làm thể trạng của người bệnh bị suy giảm rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ung thư thực quản giai đoạn 3 trong bài viết này nhé
Xem nhanh
1. Ung thư thực quản giai đoạn 3 là gì?
Ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh. Trong đó, ung thư thực quản giai đoạn 3 là thời điểm khối u đã lan ra khỏi thực quản và bắt đầu xâm lấn vào các khu vực lân cận và các hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn tới các vị trí xa.
Ung thư thực quản giai đoạn 3 lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ gồm:
- Giai đoạn IIIA: khối u xâm lấn vào lớp đệm, lớp cơ niêm mạc, lớp dưới niêm mạc. Đồng thời, tế bào ung thư đã di căn tới các hạch bạch huyết gần đó nhưng không quá 6 hạch.
- Giai đoạn IIIB: Lúc này, khối u đã lan tới lớp cơ dày hoặc lớp ngoài thực quản, các mô cơ lân cận như màng phổi, màng ngoài tim hoặc cơ hoành. Tế bào ung thư đã lan tới 6 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn tới các vị trí ở xa.
2. Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn 3?
Bước vào giai đoạn 3, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt và dữ dội hơn so với 2 giai đoạn trước đó, đa phần bệnh nhân phát hiện mắc ung thư thực quản ở giai đoạn này. Những dấu hiệu thường gặp ở ung thư thực quản giai đoạn 3 bao gồm:
- Nuốt khó, đau khi nuốt: Đây là triệu chứng phổ biến của ung thư thực quản. Người bệnh thường có xuyên cảm thấy nghẹn và đau khi nuốt, ngay cả khi nuốt nước bọt hay uống nước.
- Tăng tiết nước bọt: Người bệnh thường xuyên chảy nước bọt kèm theo hơi thở có mùi hôi khó chịu, ợ hơi, nôn và buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bệnh nhân bị sụt cân nghiêm trọng do đau đớn khi nuốt khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng khác như ho nhiều, ho có thể ra máu, đau tức ngực, khàn tiếng,…
3. Ung thư thực quản giai đoạn 3 có chữa được không?
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu di căn nên khả năng chữa khỏi là không cao. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này chủ yếu là kiểm soát sự phát triển của ung thư và giảm nhẹ triệu chứng nhằm kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
4. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3
Cùng với giai đoạn 4, giai đoạn 3 ung thư thực quản được coi là giai đoạn muộn. Do ung thư đã lây lan sang các vị trí khác nên lúc này phương pháp phẫu thuật ít có hiệu quả.
Các phương pháp thường được chỉ định điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3 bao gồm: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, phương pháp điều trị đích.
Trong đó, hóa xạ trị kết hợp là phương thức điều trị chuẩn trong giai đoạn này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, phương pháp hóa xạ trị kết hợp giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân. Khoảng 20-30% bệnh nhân kéo dài thời gian sống từ 3-5 năm nếu đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa chất được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Thông thường, hóa trị thường được kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị
Một số phác hồ hóa chất thường được sử dụng:
– Phác đồ paclitaxel – carboplatin: Chu kỳ hàng tuần trong 5 tuần
- Paclitaxel 50mg/m2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- Carboplatin AUC 2, truyền tĩnh mạch vào ngày 1
– Phác đồ taxane – cisplatin: Dùng 1 chu kỳ phối hợp với xạ trị.
- Paclitaxel 60mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1, 8, 15, 22
- Cisplatin 75mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1.
– Phác đồ 5-FU – oxaliplatin: Chu kỳ 14 ngày, trong 3 đợt
- Oxaliplatin 85mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- Leucovorin 400mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- 5-FU 400mg/m2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- 5-FU 800mg/m2 , truyền tĩnh mạch trong 22 giờ vào ngày 1 và 2
– Phác đồ capecitabin – oxaliplatin kết hợp với xạ trị
- Oxalipaltin 85mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1. Chu kỳ 2 tuần
- Capecitabin 625mg/m2 uống ngày 2 lần, từ ngày 1-5 trong 5 tuần xạ trị
– Phác đồ 5-FU – cisplatin: Chu kỳ 28 ngày
- Cisplatin 75-100mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- 5-FU 750-1.000mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1-4
– Phác đồ 5-FU – cisplatin: Chu kỳ 21 ngày, truyền 2 chu kỳ.
- Cisplatin 15mg/m 2 , truyền tĩnh mạch từ ngày 1-5
- 5-FU 800mg/m 2 , truyền tĩnh mạch từ ngày 1-5
– Phác đồ capecitabin – cisplatin: Chu kỳ hàng tuần trong 5 tuần
- Cisplatin 30mg/m 2 , truyền tĩnh mạch vào ngày 1
- Capecitabin 625-800mg/m2 uống ngày 2 lần từ ngày 1-5
Các tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải khi điều trị bằng phương pháp hóa trị là: người mệt mỏi thường xuyên, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn,…
Xem thêm: Hóa trị là gì? Vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư
Xạ trị
Phương pháp xạ trị được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3 là xạ trị bên ngoài (hoặc xạ trị chiếu ngoài). Xạ trị bên ngoài là phương pháp sử dụng các chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể người bệnh chiếu đến khối u nguyên phát tại thực quản, hạch di căn hay khu vực lân cận có tế bào ung thư di căn đến.
Xạ trị thường được kết hợp đồng thời với hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều xạ trị sử dụng trong phác đồ hóa xạ trị kết hợp là 54Gy, phân liều 2Gy/ngày hoặc 50,4Gy phân liều 1,8Gy/ngày, có thể tăng thêm liều vào khối u lên tới 60Gy.
Bệnh nhân ung thư thực quản được điều trị bằng phương pháp xạ trị thường gặp phải các tác dụng phụ: đau nhức trong miệng hoặc cổ họng, khô miệng, khó nuốt, đau tai,…
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng các thuốc giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm và tiêu diệt tế bào ung thư.
Các thuốc sử dụng trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3 bao gồm: Pembrolizumab và Nivolumab
Điều trị bằng phương pháp miễn dịch thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất mà bệnh nhân thường gặp phải khi điều trị bằng phương pháp này là các phản ứng tại vùng da tiêm như ngứa, sưng đỏ, phát ban.
Phương pháp nhắm trúng đích
Phương pháp này có thể được kết hợp với hóa trị liệu để điều trị ung thư biểu mô tuyến tại ngã ba dạ dày – thực quản.
Thuốc điều trị nhắm trúng đích hay được sử dụng là Trastuzumab.
Các tác dụng phụ do phương pháp này gây ra tương tự như các thuốc hóa trị: đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, khó thở, nôn và buồn nôn,…
5. Ung thư thực quản giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn 3 là rất xấu bởi thời điểm này khối u đã bắt đầu di căn. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản ở giai đoạn này chỉ còn 10-15%.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá bi quan bởi tiên lượng sống này chỉ mang tính chất tương đối. Thực tế, thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể bệnh nhân, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng với điều trị,…
Do đó, nếu bệnh nhân có thể trạng tốt, được điều trị tích cực, tinh thần lạc quan,… thì bệnh nhân sẽ nhanh phục hồi và thời gian sống được kéo dài hơn.
Bên cạnh đó người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan để giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng giúp hạn chế tác dụng phụ và tăng cường khả năng ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị.
Nổi bật nhất trong dòng sản phẩm chứa Fucoidan phải kể tới Kibou Fucoidan – sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của 3 thành phần Fucoidan, Nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa giúp phát huy hiệu quả cao nhất.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn