Điều trị và chăm sóc ung thư thực quản giai đoạn cuối

Tác giả maidt
 1156 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Hoang mang, lo sợ, tuyệt vọng là những cảm xúc thường gặp của hầu hết bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư thực quản nói riêng khi được thông báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Vậy ung thư thực quản giai đoạn cuối có thực sự đáng sơ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh ung thư thực quản
Hình ảnh ung thư thực quản

1. Ung thư thực quản giai đoạn cuối là gì?

Dựa theo kích thước, mức độ lây lan của tế bào ung thư, ung thư thực quản được chia thành 4 giai đoạn. 

Theo đó, ung thư thực quản giai đoạn cuối (hay giai đoạn IV) là thời điểm các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi thực quản và di căn tới các hạch bạch huyết ở xa hay  các cơ quan khác trong cơ thể như gan, xương, phổi, não,…

2. Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh là thời khắc nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. 

Giai đoạn này ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về kích thước khối u và mức độ lây lan của tế bào ung thư. Do đó các triệu chứng của ung thư thực quản giai đoạn cuối bao gồm các biểu hiện do khối u gây ra tại thực quản và triệu chứng tại các cơ quan mà tế bào ung thư di căn tới.

– Triệu chứng tại thực quản:

  • Nuốt khó, nuốt đau: Khối u kích thước lớn gây chít hẹp lòng thực quản làm bệnh nhân bị nghẹn, đau khi nuốt, thậm chí tình trạng này xảy ra ngay cả khi người bệnh ăn thức ăn lỏng hay nuốt nước bọt. Thức ăn bị mắc ở cổ họng khiến người bệnh hay bị nôn ra ngoài, có trường hợp thức ăn bị trào ngược đi vào đường hô hấp gây ra tình trạng viêm phổi.
  • Đau tức ngực: Bệnh nhân thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau tức ngực do sự chèn ép của khối u thực quản có kích thước lớn. 
  • Khàn tiếng kéo dài, thậm chí là mất giọng do khối u phát triển làm tổn thương dây thanh quản
  • Đau rát họng, ho kéo dài, thậm chí có thể ho ra máu.
  • Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn, nôn. 
  • Ngoài ra bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như: ợ nóng, khó tiêu,…

– Triệu chứng ung thư thực quản di căn: Tùy thuộc vào vị trí tế bào ung thư di căn đến mà bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Di căn tới các hạch bạch huyết: thường gặp nhất là di căn các hạch vùng cổ với các dấu hiệu: hạch sưng to, cứng chắc, không di động, hạch có thể bị sùi lỏe gây nhiễm trùng, đau nhức dữ dội. 
  • Di căn phổi: tế bào ung thư di căn tới phổi và hình thành lên các khối u ác tính tại đây. Các khối u này lớn dần lên và chèn ép vào đường dẫn khí khiến bệnh nhân khó thở, đau tức ngực, ho ra máu hay tràn dịch màng phổi,…
  • Di căn xương gây ra các triệu chứng: đau nhức xương và xương dễ gãy
  • Di căn gan: ung thư thực quản di căn tới gan sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, chán ăn, báng bụng, vàng da,…
Nuốt đau, nuốt khó là triệu chứng điển hình của ung thư thực quản giai đoạn cuối
Hình ảnh ung thư thực quản

3. Điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối

Đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, do tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác trong có thể nên khả năng chữa khỏi là điều không thể. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn này là kiểm soát sự phát triển của khối u và điều trị triệu chứng nhằm nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổng thể của bệnh nhân như thể trạng bệnh nhân, các bệnh lý kèm theo, giai đoạn bệnh,… để lên kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối

– Hóa trị

  • Hóa trị là phương pháp chính được sử dụng trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối.
  • Hóa trị thường được kết hợp với các phương pháp khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch hay phương pháp nhắm trúng đích giúp tăng hiệu quả điều trị

– Xạ trị

  • Xạ trị được chỉ định trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối với mục đích thu nhỏ kích thước khối u giúp giảm nhẹ các triệu chứng nuốt khó, nuốt đau cho bệnh nhân.
  • Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị 
Điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối bằng phương pháp hóa trị
Điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối bằng phương pháp hóa trị

– Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp này có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có những bất thường MMR hoặc có MSI cao có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch với Pembrolizumab.
  • Liệu pháp miễn dịch được sử dụng để điều trị bước 2 với trường hợp ung thư thực quản biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tuyến chỗ nối thực quản-dạ dày có PD-L1 với chỉ số CPS ≥10%. Thuốc được lựa chọn chỉ định là Pembrolizumab với liều 200mg/ngày, truyền tĩnh mạch vào ngày 1, chu kỳ truyền 21 ngày

– Phương pháp nhắm trúng đích

Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp nhắm trúng đích  trong một số trường hợp cụ thể sau:

  • Nếu tế bào ung thư có những thay đổi về gen nhất định thì có thể điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích Larotrectinib hoặc Entrectinib
  • Trường hợp ung thư khởi phát từ vị trí ngã ba dạ dày – thực quản: sử dụng thuốc nhắm trúng đích Ramucirumab kết hợp với thuốc hóa trị 
  • Nếu tế bào ung thư thực quản dương tính với HER2 thì chỉ định đầu tay là thuốc nhắm trúng đích Trastuzumab phối hợp với thuốc hóa trị

– Điều trị triệu chứng

  • Đặt stent ở thực quản hay xạ trị để giảm kích thước khối u để cải thiện triệu chứng nuốt nghẹn, nuốt đau cho bệnh nhân
  • Mở thông dạ dày nuôi ăn bằng sonde trong trường hợp khối u có kích thước quá lớn khiến bệnh nhân không thể ăn uống được. 
  • Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc bọc niêm mạc thực quản, thuốc ức chế tiết dịch vị để chống viêm loét niêm mạc thực quản. 

Xem thêm: Phân biệt xạ trị và hóa trị: Cái nào nặng hơn?

4. Ung thư thực quản giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thực tế, rất khó để trả lời câu hỏi “ung thư thực quản giai đoạn cuối sống được bao lâu?” bới thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe người bệnh, các bệnh lý nền kèm theo, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị,… 

Tuy nhiên, khi đã đến giai đoạn cuối thì bệnh không còn khả năng chữa được nữa và lúc này tiên lượng sống của bệnh nhân rất xấu. 

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 5%. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. 

5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối

Đối ung thư giai đoạn cuối, kế hoạch chăm sóc giúp nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu. Bởi ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan trong cơ thể thì khả năng chữa khỏi bệnh là điều không thể. 

Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối.

5.1. Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái

Giai đoạn này, bệnh nhân thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn dữ dội. Vì vậy, người nhà cần có biện pháp để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất có thể bằng các cách sau: 

  • Cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người nhà có thể áp dụng một số cách để giảm đau cho bệnh nhân như: cho người bệnh tắm bằng nước ấm, mát xa, châm cứu,…
  • Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân
  • Mát xa nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Để bệnh nhân ngồi ở tư thế ngẩng cao đầu cho dễ thở. Tiến hành hút dịch nếu bệnh nhân có dịch trong mũi miệng. 

5.2. Hỗ trợ về mặt tâm lý cho bệnh nhân

Bi quan, chán nản, tuyệt vọng là những cảm xúc thường thấy ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Vì vậy, người nhà cần quan tâm, chia sẻ, động viên để người bệnh có thêm động lực chiến đấu với bệnh. 

Hãy khuyến khích người bệnh làm những điều họ thích, những thứ có thể khiến họ vui vẻ hơn như nghe nhạc, thiền,…

5.3. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Do khối u chèn ép nên người bệnh gặp rất nhiều đau đớn khi nuốt. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn,… Tất cả những điều này làm bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng suy kiệt, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng vì suy dinh dưỡng. 

Do đó, bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Người nhà cần lưu ý:

  • Chế biến thức ăn cho người bệnh ở dạng lỏng, mềm để người bệnh dễ nuốt như cháo, súp,…
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn, nấu những món mà bệnh nhân thích để kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn được nhiều hơn.
  • Chế độ ăn đảm bảo cung cấp đa dạng các nhóm thực phẩm (chất béo- chất đạm- tinh bột- vitamin và khoáng chất)
  • Cho bệnh nhân ăn làm nhiều bữa, lượng thức ăn mỗi bữa vừa phải để tránh người bệnh cảm thấy ngán.
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, có tính kích thích như thực phẩm lên men, thức ăn còn nóng,…
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

5.4. Tăng cường sức đề kháng bằng sản phẩm hỗ trợ

Tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh chống chọi lại với bệnh tốt hơn. Hiện nay trên thị trường có dòng sản phẩm Fucoidan cho hiệu quả tốt với bệnh nhân ung thư nhờ tác dụng:

  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe
  • Hỗ trợ làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư
  • Chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do gây hại, bảo vệ tế bào gan

Trong đó nổi bật nhất là sản phẩm Kuren Fucoidan với sự kết hợp tuyệt vời của 2 thành phần Fucoidan Nấm Agaricus cho hiệu quả vượt trội

Xem thêm>> Vì sao nên chọn Kuren Fucoidan, sản phẩm có tốt không?

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối. Hãy trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình mình khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay cho các dược sĩ qua Tổng đài miễn cước 1800 6527 nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

5.400.000 
-4

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.