Tìm hiểu từ A tới Z về bệnh ung thư tim
Ung thư tim là một chứng bệnh ung thư rất hiếm gặp, tuy vậy đây lại là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong rất cao. Các thông tin sau sẽ giúp người đọc hiểu tường tận về căn bệnh hiếm và nguy hiểm này.
Xem nhanh

1. Tổng quan về ung thư tim
Tim là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống tim mạch. Chúng có nhiệm vụ bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Một khi tim ngừng đập, con người sẽ chết.
1.1. Ung thư tim là gì?
Ung thư tim là một bệnh lý ác tính. Khi các tế bào ở tim tăng sinh bất thường và không tuân theo quy luật tự nhiên sẽ dẫn đến việc hình thành khối u ác tính tại cơ quan này.
Số trường hợp có khối u ác tính ở tim không nhiều, theo một nghiên cứu khám nghiệm được tiến hành trên 12000 tử thi thì trong số này chỉ có khoảng 7 trường hợp mắc ung thư tim.
1.2. Phân loại ung thư tim
Có 2 loại chủ yếu, đó là:
- Ung thư tim thể nguyên phát: Các khối u ác tính do tế bào tim hình thành.
- Ung thư tim thể thứ phát: Xảy ra khi các tế bào ung thư di căn từ những vùng khác trong cơ thể tới tim và tạo khối u ác tính ở đây.
1.3. Dịch tễ học ung thư tim
Trong 2 loại ung thư tim được kể trên thì ung thư tim nguyên phát hiếm gặp hơn so với thứ phát.
Đối với ung thư tim thể nguyên phát
Tỷ lệ phát triển khối u do các tế bào tim bất thường chỉ chiếm khoảng 0.25%, trong đó có tới hơn 90% là khối u lành tính.

Do các tế bào cơ tim hầu như không phân chia trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Chính vì vậy tỷ lệ mắc lỗi khi phân bào rất thấp dẫn tới tỷ lệ hình thành khối u cũng thấp.
Tuy hiếm gặp, nhưng ung thư tim nguyên phát có tỷ lệ tử vong rất cao so với các chứng ung thư khác ( khoảng 46% tử vong sau 1 năm). Trong đó, ung thư trung biểu mô (mesothelioma) và sarcoma ác tính có tỷ lệ tử vong cao nhất, u lympho có tỷ lệ sống tốt hơn.
Đối với ung thư tim thứ phát
Trong số các trường hợp ung thư tim thứ phát, ung thư di căn từ biểu mô phổi là phổ biến nhất, tiếp theo là di căn từ ung thư hạch bạch huyết, ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư gan,…
2. Nguyên nhân
Mỗi loại ung thư tim có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
2.1. Nguyên nhân gây ung thư tim thể nguyên phát
Nguyên nhân chính khiến các tế bào tim tăng sinh mất kiểm soát vẫn chưa được tìm ra. Tuy vậy, các tác nhân sau được cho rằng dễ gây hình thành các khối u ác tính tại tim:
- Do yếu tố di truyền: Các bệnh nhân nhi có khối u trong tim đều bị xơ cứng ống tim. Hội chứng này do đột biến trong ADN gây nên.

- Tổn thương hệ miễn dịch: Trên lâm sàng thường thấy những người có sức đề kháng yếu thường có nguy cơ cao bị ung thư tim hơn so với người khoẻ mạnh bình thường.
- Bệnh nhân có lối sống thiếu lành mạnh: Như ưa thích đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc những thức ăn được chế biến với nhiệt độ cao; thức khuya, dậy muộn, thói quen lười vận động, ít tập thể dục thể thao.
- Nghiện thuốc lá: Đây là tác nhân gây ung thư của rất nhiều bộ phận, trong đó có tim.
2.1. Nguyên nhân gây ung thư tim thể thứ phát
Thường do các khối u ác tính di căn từ các bộ phận sau:
- Ung thư vú
- Ung thư phổi
- Ung thư thận
- Ung thư gan
- Ung thư hệ bạch huyết.
3. Triệu chứng
Hầu hết các ca ung thư tim thường rất khó phát hiện sớm ở giai đoạn khởi phát. Đến khi các biểu hiện đã rõ ràng lại thường hay nhầm lẫn với những dạng bệnh lý về tim mạch khác như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh, mọi người cần lưu ý nếu gặp phải:
- Tắc nghẽn lưu thông máu về tim: Khối u có thể cản trở dòng máu lưu thông qua tim, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.
- Giảm lượng máu ra khỏi tim: Bệnh nhân choáng váng, đau ngực, mệt mỏi, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
- Rối loạn chức năng cơ tim: Người bệnh cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, sưng phù ở chân, mệt mỏi.
- Nhịp tim không đều: Mạch đập nhanh, không ổn định, nhịp gấp.
- Một số bệnh nhân ung thư tim nguyên phát có triệu chứng như: Kiệt sức, sốt và ớn lạnh, vã mồ hôi đêm, sụt cân, khó thở, đau khớp, đau tức ngực dữ dội mỗi khi hít thở, nhất là lúc nằm xuống.
Ung thư tim gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể đe dọa tới tính mạng.
Do vậy nếu phát hiện bản thân hoặc người nhà gặp phải những triệu chứng kể trên, hãy ngay lập tức tìm tới sự trợ giúp của y khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết liên quan:
- Tổng quan về ung thư đường mật từ A đến Z
- Cẩm nang giúp bạn hiểu về ung thư thanh quản
- Những điều không phải ai cũng biết về ung thư miệng
4. Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư tim, bác sĩ phụ trách có thể chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau:
- Siêu âm tim, siêu âm điện tim: Xem xét cấu trúc tim và kiểm tra những bất thường trong hoạt động của tim, bao gồm kích thước, khả năng co bóp, hình thái của tim, chuyển động bơm máu từ van tim, các thành tim; kiểm tra khối u, viêm nhiễm xung quanh van tim.
- Chụp CT: Hình ảnh thu được từ chụp CT sẽ giúp phân biệt các khối u lành tính và ác tính.
- Chụp MRI: Hình ảnh thu được giúp cung cấp hình ảnh chi tiết của khối u, từ đó bác sĩ sẽ xác định cụ thể giai đoạn và mức độ tiến triển của bệnh.
- Sinh thiết tế bào tim: Chỉ làm khi thực sự cần xác định chính xác tế bào trong khối u. Vì sinh thiết có khả năng làm tắc mạch máu tim dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
5. Các giai đoạn ung thư tim
Dựa vào mức độ phát triển về kích thước của khối u và khả năng lây lan của các tế bào ung thư mà chia thành 4 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:
Giai đoạn 1
Khối u có kích thước khá nhỏ và đang phát triển tại chỗ gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của các mạch máu ở đây. Dẫn đến những biểu hiện như ho, sốt, nhức đầu, thở khò khè,… Rất khó phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn này.

Giai đoạn 2
Khối u ác tính bắt đầu manh nha xâm lấn tới các mô xung quanh tim, bao gồm các tổ chức trong tim, hạch bạch huyết, lớp trong mạch máu, phế quản chính. Kích thước của khối u có dấu hiệu gia tăng lên khoảng 2cm.
Giai đoạn 3
Hoạt động và chức năng của tim đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự phát triển của khối u. Nó cũng gây tổn thương rõ ràng hơn tới các hạch bạch huyết và những cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4
Tế bào ung thư đã thâm nhập vào nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Khối u tàn phá nghiêm trọng chức năng tim khiến cho máu ở các buồng tim bị trộn lẫn vào nhau.
Do thiếu máu nuôi các tổ chức và hệ thần kinh nên cơ hội sống sót của bệnh nhân là vô cùng thấp.
6. Điều trị ung thư tim
Do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên bác sĩ có thể phối hợp cả 3 phương pháp điều trị truyền thống là phẫu thuật thay thế tim hoặc ghép tim, hóa trị, xạ trị. Đồng thời có thể kèm theo một số biện pháp dưới đây:
- Điều trị hỗ trợ nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
- Nâng cao thể trạng của bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và sinh hoạt phù hợp.

- Sử dụng phương pháp điều trị thay thế: Kết hợp với đông y, sử dụng các bài thuốc dân gian bồi bổ sức khỏe, yoga, châm cứu,…
7. Phòng tái phát sau điều trị
Để phòng tránh tái phát sau điều trị, người bệnh nên chuẩn bị tốt những điều sau:
- Đi tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ phụ trách.
- Trau dồi kiến thức về ung thư nói chung và ung thư tim nói riêng, giúp giảm bớt một số nỗi sợ hãi, cũng như lo lắng liên quan đến bệnh.
- Chuẩn bị tinh thần lạc quan, sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp.
- Thực hiện các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, yoga hoặc dành thời gian với bạn bè.
- Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tăng cường ăn rau và các thực phẩm có tính chống oxy hóa, đặc biệt là hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều.
- Chia sẻ tình trạng của mình với gia đình, bạn bè và bác sĩ phụ trách để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Ung thư tim là bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, những kiến thức hữu ích trên là rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người cùng biết nhé.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn