Ung thư tinh hoàn, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư rất hiếm gặp ở nam giới, do đó không nhiều người biết và hiểu rõ về chúng. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ biến chứng khi mắc bệnh này. Nắm được những thông tin về bệnh ung thư tinh hoàn sẽ giúp nam giới kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân tốt hơn.
Xem nhanh
1. Tổng quan về ung thư tinh hoàn
Tinh hoàn là hai tuyến hình quả óc chó nằm ở trong bìu tinh hoàn. Chúng là tuyến sinh dục nam, có nhiệm vụ sản xuất hormone testosterone và tinh trùng.
1.1. Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra khi các tế bào u ác tính phát triển trong các mô tinh hoàn. Ung thư có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Điều đáng mừng là bệnh nhân ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Với tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm là hơn 95%.
1.2. Phân loại ung thư tinh hoàn
Phân loại dựa vào loại tế bào bị tăng sinh ác tính. Và có tới hơn 95% trong các trường hợp ung thư tinh hoàn là do tế bào mầm (là một loại tế bào sản sinh ra tinh trùng) gây ra.
Có 2 loại ung thư tinh hoàn do tế bào mầm được xác định trên y khoa. đó là:
- U tinh bào (Seminoma): Loại ung thư này trở nên phổ biến hơn trong 20 năm qua và chiếm đến 40 – 45%.
- U không phải tinh bào (Non-seminoma): Chiếm phần lớn các trường hợp còn lại của ung thư tinh hoàn. Chúng có thể bao gồm u túi noãn hoàng, u quái tinh hoàn, ung thư biểu mô phôi và u nguyên bào nuôi.
Một vài loại khác hiếm gặp hơn là :
- Ung thư tế bào Leydig: Khối u ác tính loại này khá hiểm chỉ chiếm khoảng 1 – 3%.
- Ung thư tế bào Sertoli: Chiếm chưa đến 1% các trường hợp.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc ung thư ở tinh hoàn, đó là:
- Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ): Các bé nam bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với các bạn bè khác.
- Yếu tố di truyền: Nếu người cha bị mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của người con trai sẽ cao gấp 4 lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Tinh hoàn phát triển bất thường: Một số trường hợp người bệnh có tinh hoàn phát triển bất thường, ví dụ như hội chứng Klinefelter, teo tinh hoàn và tinh hoàn loạn sản cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Mẹ có sử dụng estrogen trong lúc mang thai
- Tuổi: Thường tập trung trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi.
- Chủng tộc: Người da trắng hay mắc bệnh hơn người da đen.
3. Triệu chứng ung thư tinh hoàn
Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
- Xuất hiện một khối u hoặc tinh hoàn bị to lên
- Đau âm ỉ ở bẹn hoặc vùng bụng
- Có cảm giác nặng ở bìu tinh hoàn
- Cảm thấy khó chịu hoặc đau ở tinh hoàn hoặc bìu
- Đột ngột thấy xuất hiện một lượng chất lỏng trong bìu
- Bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng đau lưng đi kèm
- Vú của nam giới nhưng bị căng tức hoặc phát triển giống nữ.
Đặc biệt, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt khi có tình trạng sưng đau hoặc u cục ở tinh hoàn, đặc biệt nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần.
4. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Để xác định một khối u tại tinh hoàn có phải là ung thư hay không, các bác sĩ phụ trách sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh và khám tinh hoàn với các dấu hiệu lâm sàng được nêu trên. Đi kèm theo đó là các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sau:
- Siêu âm bìu: Giúp phát hiện được 75% khối u và xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn.
- Xét nghiệm máu: Một số hormone xuất hiện trong máu là chất chỉ điểm giúp phát hiện sớm ung thư tinh hoàn. Hai hormone được ghi nhận là Alpha – fetoprotein (AFP) và Gonadotropin màng đệm (HCG).
- Các xét nghiệm khác: Khi ung thư di căn đến các cơ quan khác như phổi hay ổ bụng, bác sĩ có thể cho làm thêm các bước xét nghiệm như chụp X – quang ngực, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
5. Các giai đoạn của bệnh ung thư tinh hoàn
Dựa vào mức độ phát triển của các tế bào u ác tính, được chia thành các giai đoạn bệnh như sau:
5.1 Giai đoạn 0 – Giai đoạn sớm
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư nằm trong tinh hoàn và không lan ra ngoài tinh hoàn. Giai đoạn này nếu được điều trị sớm sẽ cho kết quả điều trị khả quan hơn.
5.2 Giai đoạn I
Được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn, đó là:
- Giai đoạn IA: Khối u có thể phát triển quanh lớp mô xung quanh tinh hoàn, nhưng chúng không lan ra lớp bên ngoài và không lan đến mạch máu hoặc hệ bạch huyết.
- Giai đoạn IB: Các khối u ở giai đoạn này có thể đã lan vào máu hoặc hệ bạch huyết hoặc có thể đã xâm chiếm lớp ngoài bao quanh tinh hoàn, dây thần kinh, bìu.
- Giai đoạn IC: Tế bào u ác tính xâm lấn đến các mô lân cận.
5.3 Giai đoạn II
Giai đoạn II của bệnh, bao gồm:
- Giai đoạn IIA: Khối u đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, kích thước nhỏ hơn 2 cm.
- Giai đoạn IIB: Khối u lan đến ít nhất một hạch bạch huyết, có kích thước từ 2cm đến 5cm.
- Giai đoạn IIC: Khối u này đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết, kích thước lớn hơn 5cm.
5.4 Giai đoạn III – giai đoạn muộn
Giai đoạn này cũng được chia làm 3 giai đoạn nhỏ, đó là:
- Giai đoạn IIIA: Tế bào u ác tính tại tinh hoàn đã lan đến một hạch bạch huyết gần hoặc xa. Protein của khối u ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Giai đoạn IIIB: Bệnh nhân có nồng độ protein marker khối u tăng cao và tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở gần hoặc xa.
- Giai đoạn IIIC: Khối u phát triển rộng hơn sau đó xâm lấn đến gan, phổi, não hoặc các cơ quan khác.
Ở giai cuối khối u tinh hoàn đã xâm lấn xa, và có thể khiến cho bệnh nhân ung thư mất đi khả năng sinh sản. Việc điều trị ở giai đoạn này mang ý nghĩa giảm nhẹ và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
6. Điều trị bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào?
Căn bệnh này hoàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng:
6.1. Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị ưu tiên ở mọi giai đoạn bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ bên tinh hoàn có khối u giúp loại bỏ nguồn gây bệnh, đồng thời bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Sau phẫu thuật, nếu người đàn ông vẫn còn một bên tinh hoàn thì khả năng tình dục và sinh sản không bị ảnh hưởng.
Với trường hợp cắt bỏ một bên tinh hoàn, cần tiếp tục theo dõi phòng ngừa nguy cơ tái phát ung thư ở bên còn lại.
Xem thêm: Sự thật về rau chùm ngây chữa ung thư
6.2. Nạo hạch bạch huyết
Trong trường hợp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không đủ loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khi nó đã di căn sang hạch bạch huyết thì cần tiến hành nạo hạch bạch huyết.
Phương pháp này có thể tiến hành đồng thời hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nếu phát hiện ung thư di căn sau.
6.3. Xạ trị
Thông thường xạ trị được chỉ định trong trường hợp cắt bỏ tinh hoàn và nạo hạch bạch huyết vẫn không loại bỏ được hết tế bào ung thư. Tia bức xạ mang năng lượng cao sẽ tiêu diệt tế bào bất thường, giảm nguy cơ lây lan đến các bộ phận khác.
6.4. Hóa trị
Phương pháp này sử dụng hóa chất qua đường uống hoặc truyền để tiêu diệt các tế bào ung thư.
6.5. Liệu pháp thay thế hormone
Trong quá trình điều trị ung thư tinh hoàn, nếu hai tinh hoàn đều bị loại bỏ, cơ thể người đàn ông sẽ không còn sản xuất testosterone. Liệu pháp thay thế testosterone giúp duy trì chức năng cương dương và chức năng tinh dục của họ.
7. Phòng tái phát sau điều trị
Để giảm thiểu nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần lưu ý các điểm sau:
- Tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên: Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn một lần, đơn giản nhất là tiến hành sau mỗi lần tắm.
- Không hút thuốc lá và không uống rượu, bia, chất kích thích.
- Ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hạn chế thịt đỏ, tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ,..
- Chế độ tập luyện khoa học: Tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao ít nhất 30 phút/ngày, và ít nhất 5 ngày/tuần.
- Khám sức khỏe định kỳ: Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám sức khỏe thường xuyên hoặc theo lời hẹn của bác sĩ phụ trách.
Ung thư tinh hoàn có tiên lượng điều trị bệnh rất tốt nếu được phát hiện ngay từ đầu và điều trị đúng hướng. Hy vọng những thông tin được chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, bạn đọc hãy like và chia sẻ để nhiều người cùng biết thêm về căn bệnh này. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan vui lòng gọi điện đến hotline 1800 6527 để được tư vấn cụ thể hơn.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn