Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh, lúc này khối u ác tính phát triển mạnh mẽ và gây ra những triệu chứng rõ ràng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ trở lên nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Vậy khi nào thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Xem nhanh
1. Khi nào ung thư tuyến giáp chuyển sang giai đoạn 2?
Ung thư tuyến giáp được chia làm 4 thể, gồm: ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa.
Các thể này có đặc điểm, tiên lượng và cách phân chia thành các giai đoạn ung thư tuyến giáp khác nhau.
Giai đoạn 2 của ung thư tuyến giáp được xác định như sau:
– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (gồm thể nhú và thể nang):
- Với bệnh nhân dưới 55 tuổi: Bệnh được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 là thời điểm tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan xa trong cơ thể như gan, phổi, xương, não,…
- Với bệnh nhân trên 55 tuổi: Bệnh được chia thành 4 giai đoạn và giai đoạn 2 của bệnh được xác định là khi bệnh nhân xuất hiện khối u có kích thước 2-4cm và đã lan tới các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa.
– Ung thư tuyến giáp thể tủy giai đoạn 2, khối u có đường kính 2-4cm và vẫn còn khu trú trong tuyến giáp mà chưa xâm nhập vào hệ bạch huyết lân cận hay các bộ phận khác trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân dưới 55 tuổi mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thì giai đoạn 2 cũng là giai đoạn cuối của bệnh, đã được trình bày ở chủ đề ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, các bạn có thể tham khảo thêm.
Do đó, trong khuôn khổ bài viết này sẽ không đề cập tới trường hợp này.
2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
So với ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thì giai đoạn 2 đã xuất hiện thêm nhiều triệu chứng hơn. Các dấu hiệu xuất hiện trong giai đoạn này bao gồm:
- Khối u vùng cổ tăng kích thước, thường khó di chuyển và gắn kết chặt vào cổ, không có đường viền rõ ràng.
- Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể trải qua khó khăn và đau khi nuốt do sự phát triển ngày càng lớn của các khối u, gây ảnh hưởng đến khí quản và thực quản.
- Thay đổi giọng nói, khàn giọng là một trong những biểu hiện thường gặp khi khối u ảnh hưởng đến chức năng của dây thanh quản.
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thay đổi tâm lý như cáu gắt hoặc trầm cảm có thể là những dấu hiệu toàn thân phổ biến ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn này.
3. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần lập tức đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm nhằm xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Sau khi thu thập thông tin về tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Siêu âm tuyến giáp: Đây là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên và phổ biến nhất để phát hiện sớm các bất thường và khối u có thể có trong tuyến giáp. Kết quả siêu âm giúp xác định vị trí, kích thước và mức độ độc tính của khối u tuyến giáp.
- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng cổ: Phương pháp này giúp đánh giá tổn thương của tuyến giáp một cách chi tiết hơn so với siêu âm, nhờ vào hình ảnh rõ nét.
- Sinh thiết: Khi có một khối u hoặc nghi ngờ về u giáp hay nhân giáp, bác sĩ sẽ thực hiện một quy trình chọc hút để lấy mẫu tế bào và tiến hành xét nghiệm. Kết quả sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán xác định khối u lành tính hay ác tính.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, xạ hình tuyến giáp, hoặc giải phẫu bệnh (chọc hút tế bào) để hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác.
4. Cách điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
Rất nhiều bệnh nhân lo lắng liệu ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có chữa được không.
Trên thực tế, ung thư tuyến giáp được coi là một trong những loại ung thư có tiên lượng sống cao nhất, đặc biệt khi khối u chưa di căn. Đối với bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn II, khối u thường chỉ giới hạn ở tuyến giáp nên bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là phẫu thuật, liệu pháp hormone, I ốt phóng xạ, hóa trị liệu và xạ trị.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp hàng đầu trong việc điều trị ung thư tuyến giáp. Nó nhằm mục đích loại bỏ triệt căn khối u và kết hợp với việc nạo vét hạch cổ để ngăn chặn sự lan rộng của ung thư.
- Liệu pháp hoóc môn tuyến giáp thường được sử dụng sau phẫu thuật để bổ sung các nội tiết tố mà tuyến giáp bình thường sản xuất và ngăn chặn sự sản xuất của hormone kích thích tuyến giáp phát triển.
- I-131, một loại phóng xạ trong y tế, nó chỉ tác động lên các tế bào ung thư mà lại không ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Điều này đã giúp giảm thiểu tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh nhân, mang lại hy vọng và lợi ích rõ rệt cho họ.
- Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị toàn diện bằng cách sử dụng các thuốc hóa chất, hóa trị liệu nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư trên cơ thể, đồng thời giúp việc kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư.
- Xạ trị ngoài: thường được sử dụng như một phương pháp bổ trợ giúp tiêu diệt các tê bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật
5. Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Trong giai đoạn này, khối u trong vòm họng phát triển về kích thước nhưng vẫn còn khu trú trong tuyến giáp nên bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Do đó, tiên lượng sống của bệnh nhân rất cao.
Theo thống kê, nếu được điều trị tích cực, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 lên tới 98%. Điều này cho thấy việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác, cùng với việc áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả sẽ tăng cơ hội sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
6. Cách hạn chế sự tiến triển của ung thư tuyến giáp
Để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:
- Giữ tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực để chiến đấu với bệnh tật. Đồng thời, dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
- Tập thể dục và thể thao một cách hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tia phóng xạ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Hạn chế muối iod và các thực phẩm chứa nhiều iod như hải sản và rong biển. Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như hạt ngũ cốc, hạnh nhân, hạt điều, trái cây và rau quả.
- Tái khám định kỳ sau khi điều trị hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu bệnh tái phát.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Những biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và duy trì sức khỏe sau điều trị ung thư tuyến giáp.
Nhìn chung, ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có tiên lượng tốt, bệnh có khả năng được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà hãy giữ tâm lý lạc quan trên hành trình chiến đấu với bệnh nhé.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn