Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu và bí quyết kéo dài sự sống
Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân và gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng và cách kéo dài thời gian sống của người bệnh ung thư tuyến giáp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cặn kẽ giúp bạn về những thông tin trên, cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Xem nhanh
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào ở tuyến giáp, xuất hiện khá phổ biến và có xu hướng phát triển khi độ tuổi càng cao.
Vậy bạn có biết tuyến giáp nằm ở đâu, có vai trò gì không? Tuyến giáp nằm ở cổ, là tuyến nội tiết quan trọng giúp hấp thu iot để tổng hợp và tiết hormone tuyến giáp. Các hormone này tham gia hoạt động trao đổi chất của cơ thể, tác động tới nhịp tim và các cơ quan.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thường gặp, chiếm khoảng 90%, gồm thể nhú, thể nang và kết hợp giữa 2 thể này. Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp loại này thường có tiên lượng tốt, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi.
Còn ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa chiếm khoảng 10% bao gồm thể tủy và thể không biệt hóa. Các tế bào ung thư này rất “hung hãn”, có khả năng tiến triển và di căn nhanh. Do đó thường có tiên lượng kém, phát hiện muộn có thể gây tử vong nhanh chóng.
2. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tuyến giáp tại Việt Nam
Ung thư tuyến giáp được đánh giá là căn bệnh ít nguy hiểm và có nhiều khả năng điều trị, hồi phục. Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IACR), năm 2020 ở nước ta, tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến giáp xếp thứ 22 trong số các bệnh ung thư với 642 ca tử vong.
Người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan khi mắc bệnh, thay vào đó cần quan tâm nhiều tới sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
3. 6 yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ sống của ung thư tuyến giáp
Việc nắm rõ về tiên lượng sống của ung thư tuyến giáp giúp bệnh nhân và người nhà có sự chuẩn bị cả về tinh thần lẫn phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là 5 yếu tố quyết định đến bệnh nhân ung thư tuyến giáp sống được bao lâu:
- Loại và vị trí khối u: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề bị K giáp sống được bao lâu. Ung thư tuyến giáp có nhiều thể và mỗi thể có cơ chế hoạt động, phát triển và mức độ nguy hiểm khác nhau. Người mắc thể nhú có tiên lượng và xu hướng đáp ứng điều trị tốt nhất. Sau đó là tới thể nang và thể tủy, còn đối với thể không biệt hóa có tiên lượng xấu nhất.
- Giai đoạn phát hiện bệnh: Bệnh phát hiện càng sớm thì việc điều trị và tiên lượng càng tốt. Khi khối u đã phát triển với kích thước trên 4cm hoặc xâm lấn tới các mô xung quanh thì tiên lượng kém hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác thì tiên lượng không khả quan.
- Tuổi tác, tình trạng sức khỏe: Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đặc biệt là với thể nhú và thể nang. Người bệnh dưới 55 tuổi có tiên lượng thuận lợi hơn. Còn với người già, tình trạng sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh nền thì đáp ứng điều trị thấp hơn.
- Yếu tố di truyền: Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy có liên quan tới di truyền MEN2B thường có được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển và có tiên lượng xấu.
- Phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng: Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân với điều trị cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ dựa trên hồ sơ bệnh án và tình trạng sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Tình trạng di căn: Tình trạng di căn có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Thường xuyên bắt gặp ở ung thư tuyến giáp di căn chính là xương, gây ra chèn ép tủy sống, bệnh tật và tử vong đáng kể.
4. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, ở Việt Nam có 16.289 bệnh nhân ung thư tuyến giáp sống sau 5 năm điều trị. Thể bệnh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến ung thư tuyến giáp sống được bao lâu. Cụ thể:
4.1. Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu?
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm của người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú là:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn đầu lúc mà khối u chỉ mới xuất hiện tại tuyến giáp nếu được phát hiện và điều trị thì tỷ lệ sống trên 5 năm gần 100%.
- Nếu phát hiện ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, lúc này khối u bắt đầu xâm lấn tới các mô xung quanh. Việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhưng tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn khá cao, không thay đổi nhiều với giai đoạn đầu.
- Còn khi đã phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã lan rộng tới các cơ quan xa thì tỷ lệ sống sau 5 năm thấp hơn rất nhiều, chỉ còn 78%.
4.2. Ung thư tuyến giáp thể nang
Trường hợp ung thư tuyến giáp biệt hóa thì yếu tố quan trọng nhất quyết định người bị ung thư tuyến giáp sống được bao lâu chính là tuổi. Phân chia giai đoạn sẽ dựa trên mốc là 55 tuổi. Với người dưới 55 tuổi, ngay cả khi khối u đã di căn tới các cơ quan khác thì vẫn được xếp vào giai đoạn II.
So với thể nhú thì ung thư tuyến giáp thể nang có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp hơn một chút, cụ thể:
- Giai đoạn đầu khối u chỉ khu trú tại tuyến giáp, chưa lan rộng thì tỷ lệ sống sau 5 năm là gần 100%
- Trường hợp tế bào ung thư lan tràn tới các cấu trúc xung quanh (giai đoạn 2 và giai đoạn 3) thì tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 96%.
- Khi bệnh bước sang giai đoạn cuối, khối u di căn tới các bộ phận xa trong cơ thể thì tỷ lệ sống sau 5 năm thì chỉ còn gần 56%.
4.3. Ung thư tuyến giáp thể tủy
Ung thư tuyến giáp thể tủy đôi khi có tiên lượng bệnh xấu hơn rất nhiều so với 2 dạng thể nhú và thể nang. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn đạt mức gần 100%.
Một điểm khác biệt của ung thư tuyến giáp thể nhú khi phân loại giai đoạn là chỉ cần khối u xâm lấn tới cấu trúc lân cận hoặc di căn hạch cũng được xếp vào giai đoạn IV mà không cần thiết phải di căn. Tiên lượng sống sau 5 năm như sau:
- Khu trú: Đạt gần 100%
- Xâm lấn tại vùng: Gần 91%
- Di căn xa: Chỉ đạt khoảng 40%
4.4. Ung thư tuyến giáp không biệt hóa
Dạng ung thư tuyến giáp này khá hiếm gặp, mức độ nguy hiểm cao và tốc độ phát triển rất nhanh. Vậy trường hợp này thì bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Khi bệnh nhân được chẩn đoán là thể không biệt hóa, mặc định được xếp vào giai đoạn IV, không cần quan tâm tới kích thước hay sự xâm lấn cấu trúc xung quanh, di căn hạch hay không. Tiên lượng bệnh thường không tốt, do đó tỷ lệ sống sau 5 năm rất thấp.
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa giai đoạn đầu cũng chỉ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 34%, thấp hơn cả giai đoạn cuối của thể biệt hóa. Khi bệnh bước vào giai đoạn xâm lấn cấu trúc lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 9%.
Vậy ung thư tuyến giáp di căn sống được bao lâu? Với thể bệnh không biệt hóa bước vào giai đoạn khối u di căn tới các cơ quan xa thì tỷ lệ sống sau 5 năm thậm chí còn dưới 5% và chỉ đạt 4%.
5. Làm thế nào để kéo dài thời gian sống của ung thư tuyến giáp?
Những số liệu trên chỉ là con số thống kê trung bình, không thể xác định được con số chính xác về thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Hiện nay với nhiều phương pháp điều trị mới như phẫu thuật, điều trị iod phóng xạ,… Người mắc ung thư tuyến giáp sống được bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thể trạng, sức khỏe, tinh thần của người bệnh.
Bạn có muốn biết làm thế nào để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp không? Dưới đây là một số biện pháp bạn cần lưu ý:
Lối sống lành mạnh
Một nếp sống lành mạnh, khoa học không chỉ hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giúp người bệnh sống lâu hơn:
- Bỏ hút thuốc lá
- Hạn chế thức đêm
- Kiểm soát cân nặng phù hợp không quá béo cũng không quá gầy
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, thường xuyên và đều đặn.
Tâm lý thoải mái
Bất kỳ bệnh nhân ung thư nào cũng đều trải qua những cảm xúc tiêu cực, lo lắng trong quá trình chiến đấu với căn bệnh này. Những lúc này người thân, bạn bè và gia đình cần ở bên cạnh, tâm sự và chia sẻ cùng người bệnh. Để từ đó giúp họ mở lòng, vơi bớt những khó khăn, lo lắng và tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi và phòng tái phát sau điều trị ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì là vấn đề cần ghi nhớ với người bệnh và gia đình.
Sau điều trị phóng xạ, bệnh nhân nên kiêng đậu nành, các loại sữa đậu nành, rau họ cải, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, bia rượu, chất kích thích,… Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm giàu iod, vitamin, các loại hoa quả mọng nước,…
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ, tăng cường sức đề kháng
Fucoidan là hợp chất được tìm thấy trong một số loại tảo biển năm 1913. Từ đó hàng ngàn công trình nghiên cứu về khả năng tuyệt vời của Fucoidan với sức khỏe đã được thực hiện. Một trong những ứng dụng quan trọng của Fucoidan trong y học là khả năng chống ung thư cực mạnh thông qua nhiều cơ chế như:
- Kích thích chu trình tự chết của tế bào ung thư
- Tăng cường sức đề kháng
- Chống oxy hóa và gốc tự do
- Giảm tác dụng phụ của quá trình điều trị lên cơ thể người bệnh
- Ngăn cản hình thành mạch máu mới, nhờ đó chống di căn
Trải qua gần 2 thập kỷ nghiên cứu và phát triển, KUREN FUCOIDAN – Fucoidan con hạc với sự kết hợp Fucoidan cùng nấm Agaricus đã khắc phục được nhược điểm của các dòng Fucoidan đời đầu. Với 2 thành phần trên, Kuren Fucoidan có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống di căn và phòng tái phát cực hiệu quả.
Thành phần Fucoidan trong Kuren Fucoidan có độ tinh khiết lên tới 87%, vì thế chất lượng rất tốt và ít mùi tanh. Trong khi các dòng Fucoidan đời đầu được tách chiết thủ công, độ tinh khiết của Fucoidan chỉ đạt tối đa 70 – 80%. Vậy dựa vào đâu để biết thông tin này, riêng về Kuren Fucoidan bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi sản phẩm có giấy COA kiểm định chất lượng Quốc tế mà số ít sản phẩm dám công khai.
Hàm lượng Beta – Glucan trong thành phần nấm Agaricus của Kuren Fucoidan cũng cao hơn rất nhiều so với dạng bột nấm thông thường. Điều này đã tạo nên sức mạnh vượt trội của Kuren Fucoidan so với Fucoidan 2 thành phần khác.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn