Ung thư tuyến thượng thận là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

 948 lượt xem
5/5 - (12 bình chọn)

Ung thư tuyến thượng thận rất hiếm gặp nhưng có tiên lượng điều trị tốt nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nắm vững những thông tin sau sẽ giúp chúng ta ngăn chặn căn bệnh này hiệu quả. Đừng bỏ qua nhé!

1. Tổng quan về bệnh ung thư tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên của mỗi quả thận. Tuyến thượng thận bên trong cơ thể tiết ra các hormone như mineralocorticoids, glucocorticoids, catecholamines, androgens. Những hormone này có liên quan mật thiết đến một số chức năng sinh học thiết yếu của cơ thể. Do đó, nếu tuyến thượng thận có bất thường có thể xảy ra bệnh lý tới hoạt động của toàn cơ thể người.

Ung thư tuyến thượng thận
Ung thư tuyến thượng thận

1.1. Ung thư tuyến thượng thận là bệnh gì?

Ung thư tuyến thượng thận là tình trạng tế bào ở tuyến này tăng sinh mất kiểm soát dẫn tới hình thành khối u ác tính. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra sự di căn, xâm lấn sang khu vực xung quanh.

1.2. Phân loại bệnh ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tại tuyến thượng thận có thể chia thành ung thư thể nguyên phát. Ung thư biểu mô nguyên phát xuất phát từ tế bào của tuyến thượng thận và u thể thứ phát – ung thư di căn từ cơ quan khác của cơ thể tới tuyến thượng thận.

Trong ung thư thể nguyên phát thường được chia thành 3 loại chính, đó là:

  • Ung thư vỏ thượng thận: Tế bào u ác tính phát triển từ các tế bào tuyến vỏ thượng thận.
  • Ung thư tủy thượng thận: Tế bào u ác tính phát triển từ các tế bào tuyến tủy thượng thận.
  • U nguyên bào thần kinh: Loại ung thư này thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi. Khi đó tủy thượng thận đang trong giai đoạn phát triển các tế bào thần kinh và có khả năng tăng sinh quá mức hình thành khối u.

1.3. Dịch tễ của bệnh ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận thể nguyên phát rất hiếm gặp. Chúng chỉ chiếm 0,05 – 0,2% trong tất cả các loại ung thư. Loại ung thư này có tỷ lệ người mắc trên toàn cầu khoảng 2/1.000.000 người mỗi năm. Bệnh hay gặp trong lứa tuổi 40-50 và nữ giới có tỷ lệ mắc cao gấp 2,5 lần nam giới.

Tỉ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư tuyến thượng thận là:

  • 65% khi khối u ác tính được phát hiện vẫn đang khu trú tại tuyến thượng thận.
  • 44% khi khối u ác tính đã lan ra hạch bạch huyết lân cận.
  • Và 7% khi các tế bào u ác tính di căn ra các bộ phận khác của cơ thể

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến thượng thận

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tuyến thượng thận vẫn chưa được xác định. Ban đầu có thể là các khối u lành tính, nhưng sau đó trở thành ác tính. Những yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư tuyến thượng thận bao gồm:

  • Di truyền: 15% trường hợp ung thư tuyến thượng thận là do rối loạn trong di truyền. Một số hội chứng di truyền được kể tới là hội chứng Von Hippel Lindau, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng đa u tuyến nội tiết,…
  • Môi trường, lối sống: Lối sống không lành mạnh, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hay làm việc trong điều kiện ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến thượng thận. Những yếu tố nguy cơ này không hề hiếm gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.
Lối sống thiếu lành mạnh gây ra nhiều căn bệnh trong đó có ung thư
Lối sống thiếu lành mạnh gây ra nhiều căn bệnh trong đó có ung thư

3. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến thượng thận

Ung thư tuyến thượng thận có biểu hiện rất phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng của khối u.

3.1. Nếu khối u không sản xuất ra hormone

Nếu khối u không sản xuất ra hormone thì triệu chứng của ung thư chỉ xuất hiện khi khối u đã lớn, chèn ép các cơ quan gần đó.  Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vị trí gần khối u, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đầy bụng do có cảm giác no nhanh hoặc luôn cảm thấy no,…

3.2. Nếu khối u sản sinh ra hormone

Lúc này, cơ thể bệnh nhân sẽ có các triệu chứng liên quan đến rối loạn hormone như:

3.2 1 Rối loạn do hormone sinh dục:

Trẻ nam có thể phát triển dương vật bất thường, mọc lông ngực, mọc râu sớm, ngực phát triển bất thường nếu khối u sản sinh estrogen. Trẻ nữ sẽ gặp hiện tượng dậy thì sớm, có kinh nguyệt sớm dưới tác động của estrogen hoặc mọc lông, râu dưới tác động của androgen.

Đối với người lớn, nếu khối u sản sinh ra hormone sinh dục tương ứng với giới tính thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy triệu chứng rõ rệt nào. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u to và chèn ép các cơ quan xung quanh.

Nếu khối u sản sinh hormone sinh dục không tương ứng với giới tính thì bệnh nhân nam sẽ có biểu hiện căng cứng ngực, vú to, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,… Bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện rụng tóc, mọc râu, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi giọng nói,…

3.2.2 Rối loạn do cortisol

Những rối loạn liên quan đến cortisol có biểu hiện giống với triệu chứng của hội chứng Cushing:

  • Tích mỡ ở vùng mặt, cổ, gáy (mặt trăng tròn), và vùng trung tâm (béo thân)
  • Chân tay gầy, teo cơ, yếu cơ
  • Tăng cân nhanh
  • Phụ nữ mọc lông ngực, mọc râu, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất hẳn
  • Xương yếu, giòn, dễ gãy
  • Tăng glucose máu và có thể phát triển thành đái tháo đường
  • Dễ hình thành các vết thâm tím trên người mà không rõ nguyên nhân
  • Bị tăng huyết áp
Hình ảnh rối loạn cortisol
Hình ảnh rối loạn cortisol

3.3.3 Rối loạn do

Các rối loạn do khối u tăng tiết aldosteron thường gặp là:

  • Tăng huyết áp
  • Chuột rút
  • Hạ kali máu
  • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày
  • Cảm thấy khát nước thường xuyên
Chuột rút do rối loạn aldosteron
Chuột rút do rối loạn aldosteron

4. Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến thượng thận

Để xác định một khối u tại tuyến thượng thận có phải là ung thư hay không, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành khám các triệu chứng lâm sàng được nêu trên. Đi kèm theo đó là các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Sinh thiết mô tế bào: Giúp xác định chính xác tế bào khối u có phải ung thư hay không thông qua việc lấy tế bào từ khối u và tiến hành đánh giá.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp xác định nồng độ hormone cao bất thường trong máu và nước tiểu của bệnh nhân. Từ đó phát hiện được khối u có sản sinh hormone hay không.
  • Xét nghiệm xác định tiến triển của bệnh: Bao gồm siêu âm, chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) với mục đích xác định vị trí, kích thước, mật độ và mức độ xâm lấn của khối u ác tính với các mô xung quanh.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến thượng thận

Dựa vào mức độ phát triển của các tế bào u ác tính, ung thư tuyến thượng thận được chia thành các giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư phát triển âm thầm, không sờ thấy khối u.
  • Giai đoạn 2: Có khối u rõ ràng và chúng còn khu trú trong vỏ bao của tuyến thượng thận.

Khối u khu trú trong tuyến thượng thận

  • Giai đoạn 3: Tế bào u ác tính lan ra khỏi vỏ bao nhưng chưa có di căn sang các hạch hay di căn xa.
  • Giai đoạn 4: Khối u di căn. Tế bào u ác tính lan tới các hạch bạch huyết hay những bộ phận khác như trực tràng, bàng quang, trực tràng hoặc những cơ quan xa hơn như gan, phổi.

6. Điều trị bệnh ung thư tuyến thượng thận

Trong điều trị ung thư tuyến thượng thận thì phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu để loại bỏ khối u. Các phương pháp điều trị khác được sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa ung thư tái phát hoặc áp dụng với trường hợp không thể phẫu thuật.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính: Giúp loại bỏ toàn bộ khối u ra khỏi tuyến thượng thận. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tất cả các tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. 
  • Thuốc để giảm nguy cơ tái phát: Mitotane (Lysodren) có thể được khuyên dùng sau phẫu thuật cho những người có nguy cơ tái phát ung thư cao.
  • Xạ trị: Sử dụng chùm năng lượng với công suất cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Được sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào còn sót lại hoặc giúp giảm các triệu chứng khác khi ung thư di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Hóa trị liệu: Đối với bệnh nhân bị ung thư tuyến thượng thận mà không đáp ứng phương pháp phẫu thuật hoặc tái phát sau khi điều trị ban đầu, thì hóa trị là một lựa chọn để làm chậm sự tiến triển của ung thư.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính:

7. Phòng tái phát sau điều trị

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh ung thư tuyến thượng thận, bệnh nhân cần lưu ý các điểm sau:

  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Chú ý cân bằng dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ và các thực phẩm biến đổi gen. 
  • Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, không uống rượu, bia.
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh và để bác sĩ phụ trách tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, nuôi thú cưng hay chỉ đơn giản là đọc sách và làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

Trên đây là những thông tin tóm tắt nhất về bệnh ung thư tuyến thượng thận. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư vui lòng gọi điện đến hotline 1800 6527 để được tư vấn cụ thể hơn.

5/5 - (12 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.