Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Tác giả maidt
 1176 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vây ung thư vòm họng giai đoạn 2 có chữa được không và điều trị như thế nào? Hay theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé

1. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì?

Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn phản ánh các tình trạng khác nhau của bệnh. Theo đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Khối u vẫn còn khu trú trong vòm họng hoặc có thể đã lan ra hầu họng và/họng khoang mũi nhưng không xa hơn vùng họng. Tế bào ung thư đã di căn tới 1 hoặc nhiều hạch ở 1 bên cổ hoặc di căn tới các hạch cạnh hầu cùng bên nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm. Ung thư chưa di căn tới các bộ phận xa trong cơ thể
  • Không tìm thấy khối u trong vòm họng nhưng có hạch cổ, đồng thời bệnh nhân dương tính với virus EBV (virus Epstein-Barr). Tế bào ung thư đã di căn tới 1 hoặc nhiều hạch ở 1 bên cổ hoặc di căn tới các hạch cạnh hầu cùng bên nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm. Ung thư chưa di căn tới các bộ phận xa trong cơ thể
  • Khối u đã lan đến vùng họng nhưng chưa vượt ra khỏi khu vực này. Ung thư chưa di căn tới các hạch hoặc đã di căn tới 1 hay nhiều hạch ở 1 bên cổ hoặc di căn tới các hạch cạnh hầu cùng bên nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm. Ung thư chưa lây lan tới các bộ phận xa của cơ thể.

Cùng với ung thư vòm họng giai đoạn 1, giai đoạn 2 được coi là giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh rất khả quan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

2. Các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2

Bước vào giai đoạn 2, khối u đã phát triển về kích thước và bắt đầu xâm lấn khu vực xung quanh nên các triệu chứng của bệnh cũng rõ rệt hơn.

Các biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn 2 bao gồm:

  • Các triệu chứng liên quan tới hạch: Đây là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn này, chiếm 60-90% các trường hợp. Bệnh nhân thường nổi hạch ở cổ hoặc góc hàm và cùng bên với khối u. Hạch có đặc điểm cứng, ấn vào không đau, hạch phát triển càng to thì khả năng di động của nó càng hạn chế và thường dính cố định vào cơ hay da và gây ra tình trạng hoại tử.
  • Các triệu chứng liên quan tới tai: người bệnh cảm thấy ù tai, nghe kém do bị tắc vòi Eustache. Các triệu chứng này thường xảy ra ở 1 bên tai cùng bên với đau đầu. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị viêm tại giữa do bội nhiễm
  • Các triệu chứng liên quan tới mũi như nghẹt mũi 1 bên, cùng bên với đau đầu. Càng về sau tần suất ngạt mũi tăng lên. kèm theo chảy mũi nhầy, chảy mũi mủ do viêm xoang phối hợp, thỉnh thoảng bệnh nhân có xì ra nhầy lẫn máu 
Ù tai là triệu chứng thường gặp trong ung thư vòm họng giai đoạn 2
Ù tai là triệu chứng thường gặp trong ung thư vòm họng giai đoạn 2

3. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2

Để chẩn đoán xác định ung thư vòm họng giai đoạn 2, bác sĩ sẽ tiến hành đồng thời thăm khám và chỉ định các xét nghiệm lâm sàng liên quan

3.1. Thăm khám

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh và các thành viên trong gia đình, xác định các yếu tố nguy cơ. Người bệnh cần kể một cách chi tiết nhất có thể. 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng các quan sát xung quanh khu vực đầu cổ để kiểm tra các hạch và  đánh giá tình trạng của các cơ quan khác như lưỡi, họng, miệng

Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

3.2. Nội soi tai mũi họng và sinh thiết. 

Nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng vùng mũi họng. Trong quá trình nội soi nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ có thể sinh thiết 1 số mẫu mô ở khu vực tổn thương để tiến hành xét nghiệm giải phẫu bệnh xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không. 

Người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng là khi:

  • Kết quả thăm khám lâm sàng có tổn thương u và/hoặc hạch cổ
  • Kết quả sinh thiết có tế bào ung thư. 
Nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng vùng mũi họng
Nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng vùng mũi họng

3.3. Chẩn đoán hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 2

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm chụp CT scan, chụp X-Quang, siêu âm cổ giúp đánh giá kích thước và mức độ lây lan của khối u để xác định giai đoạn của bệnh

4. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2

4.1. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có chữa được không?

Thực tế, khả năng chữa khỏi bệnh của các bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi tác, thể trạng và đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị.

Nhìn chung, ở giai đoạn 2, khối u vẫn còn khu trú trong khu vực vòm họng và chưa di căn nên đây vẫn được coi là giai đoạn sớm của bệnh với tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

4.2. Phương pháp điều trị 

Đối với ung thư vòm họng giai đoạn 2 thì phương pháp điều trị chính là xạ trị đơn thuần và hóa xạ trị kết hợp. Trong đó, phương pháp hóa xạ trị kết hợp được đánh giá là mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giúp kéo dài thời gian sống và giảm nguy cơ bệnh di căn xa. 

Phương pháp phẫu thuật thường không được lựa chọn bởi vòm họng nằm ở vị trí chật hẹp nên khó tiến hành phẫu thuật.

Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng răng miệng và chức năng nuốt của bệnh nhân để đảm bảo kế hoạch điều trị thành công mà không bị gián đoạn.

Xạ trị đơn thuần

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. 

Xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 bao gồm: 

  • Xạ trị khối u nguyên phát được tia vào vùng cổ bên với liều 65-70Gy, phân liều 2Gy/ngày trong vòng 6-7 tuần
  • Xạ trị dự phòng vào các hạch cổ  với liều  50Gy trong thời gian 6 đến 7 tuần.

Các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình xạ trị: mệt mỏi, chán ăn, nuốt đau, thay đổi vị giác,… Thông thường, những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình xạ trị.

Xem thêm: Ung thư vòm họng giai đoạn 3 và những điều cần biết

Hóa xạ trị kết hợp 

Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2. Trong phương pháp này, hóa trị được thực hiện đồng thời trong cùng khoảng thời gian với xạ trị.

Hóa xạ trị được đánh giá là mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giúp kéo dài thời gian sống và giảm nguy cơ bệnh di căn xa. 

Phác đồ hóa chất được sử dụng trong điều trị K vòm họng giai đoạn 2 gồm:

  • Cisplatin 100mg/m2 , truyền tĩnh mạch cùng với xạ trị vào các ngày 1, 22, 43 hoặc cisplatin 30-40mg/m2 hàng tuần, trong vòng 6 tuần.  
  • Truyền carboplatin hàng tuần trong trường hợp có chống chỉ định hay dung nạp kém với cisplatin
Xạ trị là phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2
Xạ trị là phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2

5. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Trong giai đoạn này, mặc dù khối u có sự phát triển về kích thước song vẫn còn khu trú trong vòm họng nên khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Do đó tiên lượng sống của bệnh nhân cũng rất tốt. 

Tiên lượng sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị, mức độ đáp ứng với điều trị

Nhìn chung, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 lên tới 80% nếu được điều trị tích cực. 

Xem thêm: Ung thư vòm họng sống được bao lâu và cách tăng thời gian sống

6. Biện pháp hạn chế sự tiến triển của ung thư vòm họng

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ, để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tiến triển của bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn thô cứng, lên men,…
  • Thể dục vận động: Tập thể dục thể thao không những giúp tinh thần thoải mái mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhân đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị. Một số môn thể thao phù hợp với bệnh nhân như yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ,… u
  • Luôn giữ tâm lý lạc quan, thoải mái: Tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để đáp ứng tốt hơn với việc điều trị. Hãy dành thời gian làm những điều bạn thích, những thứ có thể khiến bạn vui vẻ mỗi ngày như nghe nhạc, hội họa,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư để giao lưu, chia sẻ với bệnh nhân khác.
  • Tuân thủ điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, cần tái khám định kỳ 3-6 tháng theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ nắm được tiến triển của bệnh và phát hiện sớm nếu bệnh có dấu hiệu tái phát để điều trị kịp thời 

Bên cạnh việc thực hiện những biện pháp trên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch như Kuren Fucoidan để hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng đạt hiệu quả tốt hơn. 

Xem thêm: Vì sao nên chọn Kuren Fucoidan, sản phẩm có tốt không?

Nhìn chung, ung thư vòm họng giai đoạn 2 có tiên lượng khá tốt, bệnh có khả năng được chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy giữ tâm lý lạc quan và nhớ tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi căn bệnh này nhé.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay cho các dược sĩ qua Tổng đài miễn cước 1800 6527 nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.