Ung thư vòm họng giai đoạn 3 và những điều cần biết

Tác giả maidt
 1181 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 3 điều đó đồng nghĩa với việc bệnh đã bước vào thời kỳ nguy hiểm bởi lúc này khối u đã phát triển mạnh mẽ về kích thước và bắt đầu lây lan sang các cơ quan xung quanh. Đa phần bệnh nhân phát hiện mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ung thư vòm họng giai đoạn 3, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 là gì?

Dựa theo hệ thống phân loại  TNM của Ủy ban liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC), ung thư vòm họng giai đoạn 3 có đặc điểm sau:

  • Trường hợp 1 (T0N2M0 hoặc T1N2M0 hoặc T2N2M0): Không tìm thấy khối u nguyên phát trong vòm họng hoặc khối u vẫn giới hạn trong vòm họng hoặc cũng có thể đã xâm lấn vào thành hầu họng, khoang mũi, khoang cạnh hầu. Tế bào ung thư đã di căn vào các hạch bạch huyết ở vùng cổ nhưng không có hạch nào có kích thước lớn hơn 6cm
  • Trường hợp 2 (T3N0M0): Khối u xâm lấn vào xương nền sọ, cột sống cổ, xương chân bướm, các xoang cạnh mũi nhưng tế bào ung thư chưa di căn sang các hạch hay các cơ quan khác. 
  • Trường hợp 3 (T3N1M0 hoặc T3N2M0): Khối u xâm lấn vào xương nền sọ, cột sống cổ, xương chân bướm, các xoang cạnh mũi nhưng tế bào ung thư chưa di căn sang các hạch hay các cơ quan khác. Tế bào ung thư đã di căn tới hạch cổ cùng bên hoặc cả 2 bên nhưng không có hạch nào có kích thước lớn hơn 6cm. Chưa có di căn xa.

2. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn 3

So với ung thư vòm họng giai đoạn 1 và 2 thì lúc này các triệu chứng đã trở lên rõ nét và dữ dội hơn. 

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị suy kiệt cơ thể, mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, gầy sút cân, thường xuyên bị sốt cao. Tùy theo kích thước và vị trí của khối u mà bệnh nhân có các triệu chứng khác kèm theo:

  • Nếu khối u ở nóc vòm và cửa mũi sau sẽ gây tắc mũi. Đến khi khối u phát triển mạnh sẽ bít tắc cửa mũi và gây tắc nghẹt cả 2 bên mũi, kèm theo mũi chảy mủ có mùi hôi và lẫn máu. Khi nội soi sẽ thấy khối u sùi lên ở sâu sát cửa mũi sau bị hoại tử và dễ chảy máu
  • Bệnh nhân bị ù tai, tai chảy mủ lẫn máu kèm theo giảm thính lực,… do khối u phát triển ảnh hưởng tới loa vòi nhĩ và các bộ phận ở tai.
  • Nuốt khó, giọng khàn đặc do khối u phát triển gây chèn ép vùng miệng, họng.
  • Khi khối u lan lên nền sọ sẽ làm tăng áp lực nội sọ và chèn ép các dây thần kinh gây ra các triệu chứng: đau đầu, đau nhức hốc mắt, tê bì nửa mặt, lác trong, liệt vùng họng,…
  • Nổi các hạch bạch huyết vùng cổ. Nếu các hạch này bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng
Nổi hạch vùng cổ trong ung thư vòm họng giai đoạn 3
Nổi hạch vùng cổ trong ung thư vòm họng giai đoạn 3

3. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 3

Để chẩn đoán xác định ung thư vòm họng giai đoạn 3, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:

3.1. Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về một số triệu chứng, đồng thời thăm khám các hạch vùng cổ, dây thần kinh sọ và tiến hành nội soi tai mũi họng để tìm các dấu hiệu bất thường.

3.2. Sinh thiết

Đây là tiêu chuẩn vàng giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có mắc ung thư vòm họng hay không. 

Tại vị trí tổn thương bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết một ít mẫu mô để thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh xem đó là tế bào lành tính hay ác tính.

Bệnh nhân được xác định mắc ung thư vòm họng là khi:

  • Khám lâm sàng và cận lâm sàng có u hay hạch cổ
  • Kết quả sinh thiết là ung thư. 

3.3. Chẩn đoán hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 3

Khi đã xác định được bệnh nhân mắc ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp cận lâm sàng khác để đánh giá kích thước và vị trí khối u làm căn cứ xác định giai đoạn bệnh. 

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng gồm: chụp CT, chụp X-Quang, chụp PET/CT, chụp cộng hưởng từ.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định giai đoạn bệnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định giai đoạn bệnh

4. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3

Khác với giai đoạn 1 và 2, việc điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

4.1. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 có chữa được không?

Ở giai đoạn 3, khối u đã tăng nhanh về kích thước gây chèn ép các khu vực trong vòm họng. Đồng thời tế bào ung thư đã bắt đầu di căn tới các khu vực kế cận và gây ra những tổn thương. 

Lúc này, việc điều trị sẽ trở lên khó khăn hơn và cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Khả năng chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là khá thấp. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị kịp thời sẽ giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

4.2. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3

Đối với ung thư vòm họng giai đoạn 3, các bác sĩ thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp (còn gọi là điều trị đa mô thức) giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân. Các liệu pháp điều trị đa mô thức bác sĩ có thể áp dụng:

  • Hóa xạ trị đồng thời
  • Hóa trị trước, sau đó tiến hành hóa xạ trị đồng thời sau
  • Hóa xạ trị đồng thời trước, sau đó tiến hành hóa trị bổ trợ.

Việc lựa chọn phương thức điều trị nào dựa trên cơ sở hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế Việt Nam, Hiệp hội Ung thư châu Âu (ESMO), Hội Ung thư học lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) và các tổ chức ung thư uy tín khác

– Ung thư vòm họng giai đoạn 3 với trường hợp T3N0M0: Phương thức điều trị được chỉ định cho bệnh nhân giai đoạn này là hóa xạ trị đồng thời. Thuốc hóa trị được chỉ định là Cisplatin, được sử dụng hàng tuần hoặc liều cao mỗi 3 tuần. Nếu bệnh nhân có chống chỉ định với Cisplatin thì có thể thay thế bằng Carboplatin hoặc Oxaliplatin

– Ung thư vòm họng giai đoạn 3 với các trường hợp còn lại :

  • Lựa chọn được ưu tiên sử dụng cho giai đoạn này là hóa trị  trước, theo sau là hóa xạ trị đồng thời. Mục đích của phương thức này khi sử dụng hóa trị trước là giúp giảm kích thước khối u và hạch di căn để xạ trị trở lên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị trước khi xạ trị với 3 chu kỳ thuốc Gemcitabine và Cisplatin. Sau đó, trong thời gian xạ trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hóa trị Cisplatin liều cao mỗi 3 tuần
  • Lựa chọn thay thế khác là: điều trị hóa xạ trị đồng thời trước, hóa trị bổ trợ sau. Phác đồ hoá trị bổ trợ thường được lựa chọn là Cisplatin và Fluorouracil 3 chu kỳ
  • Nếu bệnh nhân không đủ sức khỏe để sử dụng hóa trị hỗ trợ thì bác sĩ sẽ chỉ định phương thức hóa xạ trị kết hợp đơn thuần. 
Hóa xạ trị kết hợp là phương pháp điều trị chính trong ung thư vòm họng giai đoạn 3
Hóa xạ trị kết hợp là phương pháp điều trị chính trong ung thư vòm họng giai đoạn 3

5. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu là vấn đề quan tâm của tất cả bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn này. 

Mặc dù đây không phải là giai đoạn sớm của bệnh song nếu được điều trị tích cực thì tiên lượng sống của bệnh nhân khá cao. Theo thống kê, 62% bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 3 có thể sống được hơn 5 năm kể từ thời điểm được chẩn đoán. 

Tuy nhiên, thời gian sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào từng cá thể bệnh, thể trạng bệnh nhân, mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị và khả năng dung nạp của người bệnh. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 3 có thể sống được trên 5 năm tính từ thời điểm phát hiện nhưng cũng có những trường hợp chỉ sống được 6 tháng – 1 năm.

6. Các biện pháp hạn chế sự tiến triển ung thư vòm họng giai đoạn 3

Để làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, bên cạnh việc tuân thủ điều trị, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp sau đây: 

Xem thêm: Cách điều trị và chăm sóc ung thư vòm họng giai đoạn cuối

6.1. Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ

Ở bệnh nhân ung thư vòm họng, khối u phát triển chèn ép và phá hủy các mô lành tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, bệnh nhân cần vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn bằng cách:

  • Đánh răng ngày 2 lần. Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt là trước và sau ăn
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm
  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. 

6.2. Luôn giữ tinh thần lạc quan

Trạng thái tinh thần của bệnh nhân có ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị. Theo các chuyên gia, tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. 

Vì vậy, người nhà cần luôn ở bên để chia sẻ, động viên với người bệnh. Hãy khuyến khích bệnh nhân làm những điều họ thích, những thứ khiến họ vui vẻ như nghe nhạc, xem phim, hội họa, tập thể dục thể thao,…

6.3. Chế độ ăn khoa học

Ở giai đoạn 3, thể trạng bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng do khối u phát triển, chèn ép vùng họng làm bệnh nhân đau đớn khi nuốt. Thêm vào đó, tác dụng phụ của phương pháp hóa xạ trị khiến tình trạng chán ăn càng trở lên nghiêm trọng. 

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lúc này đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh đủ sức khỏe để theo hết liệu trình điều trị.

Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: chất béo – chất đạm – tinh bột – vitamin và khoáng chất
  • Cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm như cháo, súp.
  • Chia nhỏ bữa ăn, có thể cho bệnh nhân ăn bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân muốn ăn và cảm thấy ngon miệng
  • Tránh tuyệt đối những loại thực phẩm có tính kích thích như rượu bia, cafe,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Kibou Fucoidan – sản phẩm đầu tiên tích hợp 3 thành phần chống oxy hóa cực mạnh (Fucoidan – Nấm Agaricus – Nghệ đen Okinawa) có tác dụng:

  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng
  • Trung hòa các gốc tự do và hỗ trợ ức chế sự phát triển của khối u
  • Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư

Kibou Fucoidan có hàm lượng và độ tinh khiết cao nhất trong các dòng sản phẩm chứa Fucoidan trên thị trường. Các chỉ số này được thể hiện đầy đủ trong Giấy kiểm định chất lượng Quốc tế COA nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 3. Mặc dù đã bước vào thời kỳ nguy hiểm song tiên lượng bệnh vẫn còn khá tốt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể mình để đi khám và điều trị sớm nhất có thể nhằm tránh làm bệnh nặng thêm. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay cho các dược sĩ qua Tổng đài miễn cước 1800 6527 nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.