Chuyên gia giải đáp: Ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì?
Do vị trí của khối u và tác dụng phụ của phương pháp điều trị khiến bệnh nhân đau đớn trong việc ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn,… Nếu tình trạng này tái diễn trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp nâng đỡ thể trạng để bệnh nhân có thể theo hết liệu trình điều trị. Vậy bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Ung thư vòm họng nên ăn gì?
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh ung thư vòm họng nên ăn hàng ngày để tốt cho việc hồi phục
1.1. Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Do vị trí khối u ở vòm họng nên bệnh nhân thường bị nghẹn và đau đớn khi nuốt. Vì vậy, việc chế biến các loại thức ăn mềm lỏng, xay nhuyễn giúp người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa là rất cần thiết. Thức ăn mềm cũng tránh làm tổn thương khối u khiến tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn.
Nếu bệnh nhân còn nuốt được thì cho ăn các loại cháo, soup, phở mềm,… Còn trường hợp khối u đã phát triển gây đau, không nuốt được thì nên đặt xông dạ dày để cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dày cũng cần được xay nhuyễn thật mềm để dễ tiêu hóa
1.2. Thức ăn thanh đạm
Người bị ung thư vòm họng nên ăn gì? Thức ăn thanh đạm là một trong những bí quyết giúp bệnh nhân ung thư vòm họng được cung cấp đủ dưỡng chất an toàn nhất.
Chế độ ăn thanh đạm là sử dụng các loại thực phẩm ở dạng nguyên thủy nhất, tươi ngon nhất. Thức ăn được chế biến theo cách giữ lại được nhiều dinh dưỡng nhất, hạn chế tẩm ướp các loại gia vị, chế biến nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm thanh đạm có gạo nguyên cám, gạo lứt, yến mạch, các thực phẩm tươi ít qua chế biến và có nguồn gốc rõ ràng,… Ăn thực phẩm thanh đoạn giúp giảm lượng độc tố và các chất béo không cần thiết trong thực phẩm cũng được giảm tới mức tối đa.
Thức ăn thanh đạm có nhiều lợi ích tới sức khỏe nên là lựa chọn thích hợp nhất để xây dựng lên thực đơn cho người ung thư vòm họng.
1.3. Rau củ
Rau củ cũng là thực phẩm mà bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn. Rau củ cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho bệnh nhân. Các loại rau củ mà bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn là súp lơ, bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây, dưa chuột, cải xoong, khoai lang, ớt chuông,…
1.4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Người ung thư vòm họng nên ăn gì? Sữa được coi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, rất phù hợp cho bệnh nhân ung thư, nhất là khi bệnh nhân ung thư vòm họng khó nuốt, khó ăn uống do tác dụng của phương pháp điều trị và khối u. Sữa giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng để chống chọi với bệnh tật.
Cùng với sữa, các sản phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, kem và bơ cũng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
1.5. Bổ sung đủ nước
Nước rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vòm họng. Nước giúp đào thải chất độc trong cơ thể, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, điều hòa nhịp tim, huyết áp, điều hòa thân nhiệt, sản xuất nước bọt và bảo vệ các mô, cơ quan.
Người bệnh ung thư vòm họng rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy nên cần bổ sung đủ nước để tránh tình trạng mất nước sẽ ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân.
Ngoài nước lọc, bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bổ sung nước thông qua sữa, nước ép hoa quả và rau củ,…
Bệnh nhân nên bổ sung nước liên tục bằng việc uống từng ngụm nhỏ mỗi 30-45 phút, trước, trong, sau ăn hoặc khi bệnh nhân thấy khô miệng.
1.6. Trái cây
Ung thư vòm họng nên ăn quả gì? Ngoài các thực phẩm được liệt kê ở trên, trái cây cũng là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh ung thư.
Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng: trái cây họ cam, quýt, táo, dưa lê, lê, kiwi, nho xanh,…
Xem thêm: Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì? Và cần lưu ý gì?
2. Ung thư vòm họng kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu ung thư vòm họng nên ăn gì thì bệnh nhân và người nhà cần lưu ý tới những loại thực phẩm có thể gây tác động không tốt tới bệnh.
2.1. Thực phẩm sống
Đồ ăn tươi sống như các loại gỏi cá, sushi, thịt chua, nem chua,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân ung thư vòm họng do khi ăn các thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng. Do tác dụng của hóa trị, xạ trị khiến sức để kháng của bệnh nhân ung thư rất kém, nên ăn các thực phẩm tươi sống sẽ rất nguy hiểm với người bệnh.
Chính vì vậy, bệnh nhân không nên ăn đồ sống, tái, chần, mà nên ăn những đồ ăn đã được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe.
2.2. Thực phẩm muối lên men
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh ăn các loại thực phẩm muối lên men như: dưa cà, bắp cải muối, dưa muối chua,… do những thực phẩm này khi lên men sẽ tạo nên chất nitrosamine có hại cho cơ thể và tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư.
Không chỉ vậy những đồ ăn lên men chứa nhiều acid khi ăn gây đau cổ họng, khó chịu cho người bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài những tác dụng xấu trên, thực phẩm muối lên men cũng tiềm ẩn các loại vi khuẩn có hại nếu không làm đúng quy trình gây ảnh hưởng xấu đến điều trị, phục hồi cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
2.3. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng rất dễ gây kích ứng niêm mạc họng, gây đau rát, khó chịu cho bệnh nhân.
Đồ ăn cay cũng gây kích ứng, gây đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác làm bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng, gây nóng trong người và cả mất nước.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư vòm họng cũng không nên ăn thực phẩm vừa nấu xong còn quá nóng sẽ khiến tổn thương miệng và họng.
2.4. Rượu bia
Điều kiêng kỵ với bệnh nhân ung thư vòm họng trước, trong và sau điều trị chính là uống rượu bia. Không chỉ gây kích ứng họng, thực quản, dạ dày, rượu bia còn có nhiều tác hại xấu với sức khỏe mà bất kỳ bệnh nhân ung thư nào cũng nên tránh sử dụng.
2.5. Thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn là thức ăn đã qua chế biến, nó thường được nhà sản xuất thêm vào các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng, duy trì đặc tính tự nhiên và tươi ngon của thực phẩm nên khi ăn các thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên kiêng gì? Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn chế biến sẵn để cơ thể không phải dung nạp và chống chọi thêm với các phụ gia có hại cho sức khỏe.
2.6. Nước ngọt có ga
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên sử dụng do các loại nước ngọt, nước có ga do các loại đồ uống này có thể gây tương tác với các loại thuốc đang điều trị. Bên cạnh đó, nước ngọt có ga cũng khiến niêm mạc họng bị kích ứng dễ tổn thương khiến quá trình điều trị khó khăn.
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là vô cùng nguy hiểm, sẽ làm tăng tỷ lệ tỷ vong, làm giảm đáp ứng với các phương pháp điều trị. Do đó, việc cung cấp dưỡng chất cho bệnh nhân ung thư vòm họng là điều quan trọng hơn cả. Khi được cung cấp dinh dưỡng được đầy đủ,cân đối, hợp lý, người bệnh sẽ có thêm khả năng chiến đấu với bệnh tật, giúp giảm thiểu các tác dụng không mong muốn và nhanh bình phục.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn