Ung thư vòm họng sống được bao lâu và cách tăng thời gian sống

 1316 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

“Ung thư vòm họng sống được bao lâu?” là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào khi được chẩn đoán mắc bệnh cũng đều muốn biết. Tuy nhiên, tiên lượng thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

1. Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là bệnh lý u ác tính khởi phát từ các tế bào vùng vòm họng.

Ở Việt Nam, ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến, đứng thứ 5 trong danh sách các bệnh ung thư với tỷ lệ mắc cao (12%). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở những người từ 40-60 tuổi (chiếm tỷ lệ 50-70%)

Tỷ lệ nam giới mắc ung thư vòm họng cao gấp 2.5 lần so với phụ nữ. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng gồm: người có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu, người hay ăn các thực phẩm có hàm lượng muối cao (như cá muối, dưa muối,…),…

2. 6 yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư vòm họng

Tiên lượng sống của mỗi bệnh nhân ung thư vòm họng là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tuổi tác, khả năng đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị, thể trạng bệnh nhân,…

2.1. Thời điểm phát hiện bệnh

Thời điểm phát hiện bệnh cho biết về tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân. Nếu bệnh được phát hiện sớm (giai đoạn 1 và 2), khối u khi đó vẫn chưa di căn thì cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân là rất cao và tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ cao hơn rất nhiều so với bệnh được phát hiện ở giai đoạn 3, 4.

2.2. Phác đồ điều trị

Tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh,… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Do đó, thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào hiệu quả điều trị của các phương pháp được chỉ định. 

Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân
Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân

Ngoài ra, việc bệnh nhân chủ động, tích cực hợp tác điều trị sẽ giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn những bệnh nhân không điều trị. Khi đó, thời gian sống của bệnh nhân sẽ được kéo dài hơn. 

2.3. Khả năng đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị

Khả năng đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và thể trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân càng ít gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình điều trị thì khả năng phục hồi sẽ cao và tiên lượng sống cũng cao hơn.

2.4. Tuổi tác

Người trẻ tuổi mắc ung thư vòm họng sẽ có tiên lượng sống cao hơn những bệnh nhân lớn tuổi.

2.5. Thể trạng bệnh nhân

Tình trạng sức khỏe bệnh nhân là một trong những căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, bệnh nhân có sức khỏe tốt sẽ ít gặp phải tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh hơn và tiên lượng sống của bệnh nhân cũng cao hơn.

2.6. Bệnh nhân có các bệnh nền khác

Bệnh nhân đang mắc các bệnh nền như huyết áp, tim mạch,… gây khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng sống của người bệnh cũng xấu đi. 

3. Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Dựa vào kích thước và mức độ di căn của khối u mà bệnh ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, tiên lượng sống của bệnh nhân cũng khác nhau. 

3.1. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh, khối u có kích thước rất nhỏ, chỉ khu trú trong vòm họng hoặc có thể lan ra vùng hầu họng hoặc khoang mũi nhưng chưa lan sang các hạch và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cơ hội chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này rất cao và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sau 5 năm là hơn 80%

3.2. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ở giai đoạn này, khối u đã bắt đầu phát triển về kích thước, tăng từ 5-6cm. Tuy nhiên, khối u vẫn chưa di căn sang các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa nên cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao. 

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là 70% kể từ thời điểm được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2 

3.3. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Bước sang giai đoạn 3, khối u có sự phát triển mạnh về kích thước và chèn ép các khu vực trong vòm họng. Thêm vào đó, các tế bào ung thư bắt đầu lan sang các tổ chức xung quanh nên việc điều trị trở lên khó khăn hơn. 

Ở giai đoạn này tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn khoảng 62%.

3.4. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối (giai đoạn IV) sống được bao lâu?

Thời điểm này, khối u đã di căn tới các cơ quan khác ở xa trong cơ thể. Do đó, việc điều trị khỏi là điều không thể. 

Các phương pháp điều trị được chỉ định ở giai đoạn này với mục đích làm chậm lại sự phát triển và lây lan của khối u, nâng cao thể trạng, giảm nhẹ các triệu chứng để cải thiện chất lượng sống và  kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

Tỷ lệ sống của bệnh nhân giai đoạn này sau 5 năm chỉ còn khoảng 38%.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối

4. Biện pháp tăng cường tuổi thọ cho người ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Những thống kê về tỷ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng ở trên chỉ có tính chất tham khảo. Trên thực tế, thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tâm lý bệnh nhân, chế độ chăm sóc,…

Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối hoàn toàn có thể cải thiện thời gian sống của mình bằng việc áp dụng các biện pháp dưới đây

4.1. Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng

Ở bệnh nhân ung thư vòm họng, khối u phát triển chèn ép, phá hủy các mô lành khiến vùng mũi họng của bệnh nhân bị tổn thương nặng nề. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Do đó, bệnh nhân cần thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ bằng cách: đánh răng đúng cách ngày 2 lần; súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý trước và sau ăn, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm; vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

4.2. Không ăn những thực phẩm gây kích ứng vùng mũi họng

Những thực phẩm như đồ ăn cay nóng, chiên rán,… sẽ gây kích ứng và khiến vùng hầu họng của bệnh nhân càng thêm tổn thương nặng nề. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vòm họng cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để tránh bệnh thêm trầm trọng. 

Không ăn thực phẩm có thể gây kích ứng vùng mũi họng
Không ăn thực phẩm có thể gây kích ứng vùng mũi họng

4.3. Xây dựng thói quen tập luyện, sinh hoạt khoa học

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của phương pháp điều trị. Vì vậy để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân cần xây dựng cho mình thói quen tập luyện, sinh hoạt khoa học như:

  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng
  • Đi ngủ sớm, tránh thức khuya
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ,…

4.4. Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên thì bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Hiện nay trên thị trường, một trong những sản phẩm nổi trội có thể kể tới là dòng sản phẩm Fucoidan.

Fucoidan từ khi ra đời đã được chứng minh về hiệu quả trong hỗ trợ điều trị, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời giảm các tác dụng phụ trong quá trình hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm Fucoidan, liên hệ với các Dược sĩ qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Ung thư vòm họng sống được bao lâu?” và làm cách nào để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Hãy nhớ luôn lạc quan để chiến đấu với bệnh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.