Dấu hiệu nhận biết và tỷ lệ sống sốt của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2
Ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, giai đoạn 2 được xem là giai đoạn sớm, lúc này tế bào ung thư vẫn nằm trong vú nhưng đã bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết gần đó. Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn những thông tin cần biết về ung thư vú giai đoạn 2, cùng xem ngay nhé!
Xem nhanh
1. Thế nào được gọi là ung thư vú giai đoạn 2?
Giai đoạn 2 của ung thư vú còn được gọi là giai đoạn xâm lấn. Tức là các tế bào ung thư đã không còn chỉ ở vị trí ban đầu mà bắt đầu lan rộng tới các mô vú xung quanh. Lúc này chúng có thể di căn tới các hạch bạch huyết ở nách cùng bên với vị trí ung thư vú, nhưng chưa di căn tới phần xa trên cơ thể.
Khối u cũng có sự gia tăng kích thước so với giai đoạn 1, khối u có kích thước khoảng 2 – 5cm. Thông thường, ung thư vú giai đoạn 2 được phát hiện bằng cách tự thăm khám tuyến vú. Vì vậy, thăm khám và tầm soát định kỳ đóng vai trò quan trọng để đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Phân loại ung thư vú giai đoạn 2
Ung thư vú ở giai đoạn 2 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn IIA: Khi khối u có một trong những đặc điểm sau đây
- Không phát hiện thấy khối u trong vú, nhưng đã lan tới 1 đến 3 hạch bạch huyết dưới cánh tay.
- Khối u ở vú có kích thước dưới 2cm và đã lan tới các hạch bạch huyết gần đó
- Kích thước khối u ở vú từ 2 – 5cm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay.
Giai đoạn IIB: Nếu khối u có một trong các đặc điểm sau đây thì được xếp vào giai đoạn IIB
- Khối u có kích thước 2 – 5cm và đã di căn đến các hạch bạch huyết ở nách.
- Kích thước khối u lớn hơn 5cm nhưng chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách.
Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IIA có tỷ lệ sống sót cao hơn một chút so với giai đoạn IIB. Hầu hết phụ nữ được phát hiện ở giai đoạn 2 đều có tiên lượng tốt.
Ngoài ra, để phân loại ung thư, các nhà khoa học còn sử dụng hệ thống TNM. Trong đó T chỉ kích thước và vị trí khối u, N chỉ các hạch bạch huyết và M là sự di căn tới các cơ quan khác.
Ung thư vú giai đoạn 2 được mô tả:
- T: T1, 2, 3 hoặc 4 phụ thuộc kích thước và/hoặc mức độ của khối u
- N1: Tế bào ung thư có sự di căn tới các hạch bạch huyết
- M0: Ung thư chưa di căn xa tới các bộ phận khác trên cơ thể.
3. Dấu hiệu ung thư vú giai đoạn II
Bạn cần chú ý một số triệu chứng của ung thư vú giai đoạn 2 sau đây:
- Sờ thấy một khối u ở vú. Kích thước khối u có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân.
- Hạch ở nách sưng lớn
- Vú bị thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc vẻ ngoài.
- Vú bị thay đổi da, chẳng hạn như vú bị lõm.
- Núm vú bị tụt, chảy máu hoặc tiết dịch
- Vùng da vú bị thay đổi màu sắc hoặc rỗ, giống vỏ của quả cam.
- Có cảm giác đau hoặc ngứa vùng ngực, cơn đau có thể đi kèm nóng rát
- Thường xuyên đau lưng, vai và gáy
Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sụt cân, mệt mỏi, ăn không ngon,…
4. Điều trị ung thư vú giai đoạn 2
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên chẩn đoán từ toàn bộ kết quả xét nghiệm.
4.1. Điều trị tại chỗ
Có hai lựa chọn để điều trị tại chỗ ung thư vú ở giai đoạn 2 là phẫu thuật bảo tồn (chỉ cắt bỏ khối u) hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.
Phẫu thuật bảo tồn được thực hiện khi khối u kích thước nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật đơn giản, thời gian lành vết thương nhanh đồng thời bệnh nhân vẫn duy trì được hình dạng của tuyến vú. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phải tiến hành xạ trị để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại.
Khi kích thước khối u lớn phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Phương pháp này ảnh hưởng nặng nề đến tính thấm mỹ, bạn có thể cần tái tạo tuyến vú mới.
4.2. Điều trị bằng hóa trị
Trong hóa trị, thông thường thuốc sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này được chỉ định sau phẫu thuật khi khối u có kích thước lớn, khi mà nó đã lan tới một số hạch bạch huyết hoặc không có thụ thể hormone.
Hóa trị không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư, mà còn có thể tác động lên các tế bào khỏe mạnh khác. Bởi vậy bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của hóa trị như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, táo bón, thiếu máu,…
4.3. Phương pháp xạ trị
Hầu hết các giai đoạn của ung thư vú đều có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, hạn chế tái phát ung thư.
Ngoài ra, xạ trị còn giảm các triệu chứng, giảm đau đớn và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối.
Có 2 phương pháp chính trong xạ trị ung thư vú giai đoạn 2 là xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Xạ trị áp sát giúp giảm tối đa các tác dụng phụ của xạ trị nhưng đòi hỏi người thực hiện có tính chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.
4.4. Liệu pháp hormone
Không phải ai cũng có thể điều trị bằng phương pháp này, nó chỉ được sử dụng nếu các tế bào ung thư vú có thụ thể estrogen (ER). Trong trường hợp này được gọi là ung thư dương tính với thụ thể estrogen (hay ER), chiếm khoảng 70% trong số các bệnh nhân ung thư vú.
Liệu pháp hormone giúp giảm nồng độ và tác dụng của estrogen hoặc progesterone trong cơ thể. Liệu pháp này có thể sử dụng sau phẫu thuật nhằm làm giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Thời gian điều trị bằng phương pháp này và loại thuốc sử dụng phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Thông thường, liệu pháp hormone được tiến hành liên tục trong hơn 5 năm.
5. Tiên lượng của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2
Một trong những vấn đề được thắc mắc nhiều nhất là ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Ở giai đoạn này vẫn được xem là giai đoạn sớm, do đó tỷ lệ điều trị thành công nếu được điều trị tích cực là khá cao.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư vú giai đoạn 2 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 93%, nếu bệnh nhân đã hoàn thành điều trị. Trong khi đó, giai đoạn 3 thì tỷ lệ này chỉ còn 72%.
Do vậy, bạn cần lưu ý các dấu hiệu của ung thư vú để thăm khám và được chẩn đoán kịp thời. Phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm thì tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều.
Để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa ung thư vú tái phát, có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất Fucoidan. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của hoạt chất này trong hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ và hạn chế nguy cơ ung thư tái phát.
Với nhiều công trình nghiên cứu đã cho ra đời các sản phẩm kết hợp giữa Fucoidan với các thành phần nấm Agaricus, nghệ đen Okinawa như Kibou Fucoidan – Fucoidan vàng 3 thành phần, Kuren Fucoidan – Fucoidan con hạc,…
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn