Điều trị và chăm sóc Ung thư vú giai đoạn cuối
Ung thư vú giai đoạn cuối mang đến nhiều khó khăn và thách thức cho bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn cuối có cơ hội sống là bao lâu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân, cũng như giải đáp các thắc mắc về căn bệnh này. Cùng theo dõi nhé!
Xem nhanh
1. Đặc điểm của ung thư vú giai đoạn cuối
Ung thư vú giai đoạn 4 hay ung thư vú giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng của bệnh, khi các tế bào ung thư đã lan rộng vào các cơ quan và mô khác trong cơ thể. Đặc điểm chính của giai đoạn cuối là sự lan rộng và gây ra tổn thương nặng nề cho cơ thể, đồng thời tác động mạnh đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số đặc điểm chung của ung thư vú giai đoạn 4:
- Khối ung thư vú đã di căn đến các cơ quan quan trọng như: xương, gan, phổi, não,…
- Bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng nghiêm trọng như đau, mệt mỏi, giảm cân nhanh chóng, khó thở, ho, chảy máu và sự suy kiệt toàn thân.
- Đây là giai đoạn nặng nhất vì khả năng phát triển mạnh mẽ và di căn của tế bào ung thư làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nên rất khó điều trị. Mục tiêu điều trị chính là giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.
- Không còn khả năng chữa khỏi, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 thường thấp hơn so với các giai đoạn trước.
Việc nhận biết các đặc điểm của ung thư vú giai đoạn 4 là rất quan trọng để thuận tiện cho việc điều trị và chăm sóc giảm nhẹ những triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và tỷ lệ sống sốt của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2
2. Triệu chứng ung thư vú giai đoạn cuối
Triệu chứng ung thư vú giai đoạn cuối thường rất đa dạng và nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp trong ung thư vú giai đoạn 4:
- Đau: Bệnh nhân trải qua các cơn đau tại vị trí ung thư vú và các vùng ung thư di căn đến như xương, gan, phổi…. Đau có thể trở nên rất nặng và khó chịu, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài đi kèm với suy giảm thể lực, và tình trạng mệt mỏi không giảm khi đã ngủ đủ hoặc nghỉ ngơi.
- Giảm cân: Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 có tình trạng giảm cân nhanh chóng mà không rõ lý do. Thực chất, đây là do tác động của ung thư lên quá trình chuyển hóa cơ thể, làm suy giảm sự hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng.
- Khó thở: Tùy thuộc vào sự lan rộng của ung thư, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thở, thở nhanh, hoặc thậm chí cảm thấy ngột ngạt. Đây là dấu hiệu của sự ảnh hưởng của ung thư đến hệ hô hấp.
- Chán ăn, khó tiêu: Ung thư vú giai đoạn 4 có thể gây ra ho liên tục, chán ăn hay khó nuốt. Điều này có thể do tác động của tế bào ung thư lên các dây thanh quản và niêm mạc hệ tiêu hóa.
- Bề mặt da: sưng đỏ, ngứa, bong tróc. Việc khối u “dính da” khiến bề mặt da lõm vào hoặc vỡ ra trên bề mặt da gây nhiễm trùng.
- Các triệu chứng khác: Bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng như chảy máu từ vú, da vú thay đổi màu sắc hoặc bề mặt, sưng vú, xương chảy máu hoặc đau, mất cân bằng hormone và thay đổi tâm lý.
Các triệu chứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, và việc theo dõi và thông báo sớm cho đội ngũ chăm sóc y tế là rất quan trọng để đảm bảo sự hỗ trợ và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4.
3. Điều trị ung thư vú giai đoạn cuối
Khác với các giai đoạn trước, do các tế bào ung thư đã di căn toàn thân nên phương pháp điều trị thời gian này chủ yếu tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu chính là mang lại sự thoải mái và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân trong giai đoạn này.
3.1. Ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không?
“Ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không?” là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm.
Ung thư vú giai đoạn 4 do đã di căn tới các cơ quan khác trên cơ thể nên việc chữa khỏi là điều không thể.
Theo một báo cáo, ước tính có khoảng 22% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4 sống sót sau 5 năm.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh nhân
ung thư vú giai đoạn cuối đó là mức độ tiến triển của ung thư, vị trí di căn, tuổi thọ, bệnh lý kèm theo của bệnh nhân,..
3.2. Phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn cuối
Mặc dù K vú giai đoạn cuối thường không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân, giúp họ tận hưởng được những ngày tháng cuối cùng một cách yên bình nhất. Điều đó cực kì có ý nghĩa với bệnh nhân và gia đình.
Các phương pháp điều trị tại giai đoạn này thường là sự kết hợp giữa giảm đau, ung thư liệu pháp, kiểm soát nhiễm trùng, an thần, hỗ trợ hô hấp, dinh dưỡng và giấc ngủ,…
- Giảm đau: Bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, phương pháp hóa trị, phẫu thuật, xạ trị hoặc các biện pháp hỗ trợ như y học cổ truyền, liệu pháp vật lý và thiền định.
- Chăm sóc thể chất và tinh thần: Bệnh nhân K vú giai đoạn cuối cần sự chăm sóc hỗ trợ toàn diện từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp và người nhà. Ngoài việc chăm sóc về mặt thể chất, dinh dưỡng,… thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần được trò chuyện, an ủi, để họ cảm thấy mình không hề đơn độc mà vẫn luôn có người đồng hành.
4. Ung thư vú giai đoạn cuối sống bao lâu?
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này khiến việc dự đoán chính xác về tiên lượng sống của bệnh nhân trở nên khó khăn.
Bệnh nhân K vú giai đoạn cuối có tiên lượng sống khoảng vài tuần hoặc cũng có thể một vài năm. Tuy nhiên, điều này chỉ là một ước tính, một số bệnh nhân có thể sống lâu hơn trong khi những trường hợp khác bệnh có thể tiến triển nhanh hơn.
5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn cuối là vô cùng quan trọng. Nếu chăm sóc tốt sẽ giúp bệnh nhân được thoải mái, kéo dài thêm thời gian quý giá. Vậy chăm sóc người bị ung thư vú giai đoạn 4 như thế nào cho hiệu quả. Cùng xem các lưu ý sau nhé.
- Để giảm tình trạng đau đớn hãy cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp như massage.
- Thường xuyên thay đổi tư thế hoặc giúp họ ra ngoài thay đổi không khí.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày và theo dõi tình trạng bệnh nhân thường xuyên để thông báo kịp thời.
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh bằng cách trò chuyện, khuyến khích bệnh nhân làm những thứ mà họ thích để bệnh nhân luôn cảm thấy vui vẻ và không đơn độc.
- Chế độ ăn uống đủ nhóm chất, chia nhiều bữa, và là các đồ ăn dạng lỏng.
- Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ như Kibou Fucoidan giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm chậm lại sự lây lan của tế bào ung thư giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tốt hơn, từ đó kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Xem thêm: Sản phẩm Kibou Fucoidan có tốt không, đã ai dùng hiệu quả chưa?
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn