Xạ trị định vị thân: Quy trình thực hiện và ưu nhược điểm của kỹ thuật
Phương pháp xạ trị được áp dụng nhiều trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Xạ trị định vị thân SBRT là một kỹ thuật xạ trị công nghệ cao, mang lại hiệu quả và giảm tác dụng phụ trong điều trị ung thư. Tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Xạ trị định vị thân SBRT là gì?
Xạ trị định vị thân là kỹ thuật xạ trị đòi hỏi độ chính xác cao từ việc đặt tư thế, cố định bệnh nhân cho tới việc cấp liều. Để thực hiện kỹ thuật này cần sử dụng hình ảnh xác minh hàng ngày bằng X – quang và CBCT trước khi thực hiện chiếu xạ.
Sự thành công của xạ trị định vị thân phụ thuộc rất nhiều vào việc cố định người bệnh, xác định và quản lý khối u trong toàn bộ quá trình điều trị. Do đó, nó đòi hỏi phải có bộ công cụ và thiết bị cố định người bệnh chuyên biệt. Để quản lý di động khối u, áp dụng một số kỹ thuật như ép bụng, nhịn thở sau khi hít vào/thở ra tối đa, 4D – CT, đồng bộ hóa nhịp thở.
Liều phóng xạ được cung cấp tới các tế bào ung thư từ bên ngoài thông qua một đầu máy xạ vào trong cơ thể. Sử dụng SBRT có thể rút ngắn thời gian điều trị, thông thường chỉ cần sử dụng từ 1 – 5 phân liều điều trị.
2. Cơ chế hoạt động của SBRT
Xạ trị định vị thân SBRT sử dụng các chùm tia bức xạ có cường độ khác nhau tác động vào khối u từ nhiều góc độ khác nhau. Trước khi tiến hành, bệnh nhân sẽ được chụp CT, MRI và các xét nghiệm khác, để xác định vị trí, hình dạng khối u.
Bác sĩ sẽ dựa vào đó để lập kế hoạch điều trị, xác định góc và cường độ tia xạ. Người bệnh cần nằm yên theo một vị trí trong suốt quá trình điều trị, đảm bảo khối u nhận được liều phóng xạ lớn nhất trong khi các mô khỏe mạnh gần đó không bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân sẽ trải qua 1 – 5 phiên SBRT, mỗi phiên diễn ra một lần trong ngày và kéo dài khoảng 1 giờ.
3. Đối tượng chỉ định
Xạ phẫu định vị thân SBRT thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư ngoại sọ, cụ thể:
- Ung thư phổi
- Ung thư gan
- Ung thư tụy
- Ung thư tiền liệt tuyến
- U cạnh cột sống
- Khối u di căn đơn độc nhiều vị trí
- …
4. Quy trình thực hiện xạ trị định vị thân
Quy trình thực hiện xạ trị định vị thân thường được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thông qua chỉ định áp dụng SBRT: Các chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ cùng hội chẩn để xem xét và quyết định có chỉ định SBRT cho bệnh nhân ung thư hay không.
- Bước 2: Chụp CT và đánh giá di động của khối u: Bác sĩ sẽ đánh giá và lựa chọn phương án chụp CT mô phỏng và kỹ thuật xạ trị phù hợp dựa trên các yếu tố: Thể trạng bệnh nhân, vị trí và biên độ di động khối u, khả năng bệnh nhân hợp tác trong quản lý nhịp thở
- Bước 3: Lập kế hoạch xạ trị và đánh giá: Các bác sĩ sẽ lập kế hoạch chi tiết về các bước, các thông số trong kỹ thuật xạ trị SBRT và đánh giá sơ bộ về hiệu quả của nó
- Bước 4: Kiểm tra chất lượng kế hoạch trước khi tiến hành xạ trị: Chiếu xạ theo kế hoạch lên phantom và thực hiện đo liều thực tế, sau đó so sánh với liều tính toán trên kế hoạch. Từ đó kiểm tra được chất lượng của kế hoạch xạ trị
- Bước 5: Chiếu xạ SBRT hàng ngày: Áp dụng bộ dụng cụ cố định tư thế và vị trí của bệnh nhân giống như lúc chụp CT mô phỏng. Trước xạ trị cần chụp xác minh để kiểm tra các mốc xương và sự chính xác của kỹ thuật. Sau đó thực hiện chiếu xạ trị định vị thân SBRT hàng ngày.
- Bước 6: Đánh giá, theo dõi tình trạng bệnh nhân: bác sĩ sẽ theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước, trong và sau buồi xạ trị. Sau mỗi tháng người bệnh cũng được đánh giá lâm sàng và chụp MRI/CT
5. Ưu nhược điểm của kỹ thuật SBRT
Cũng giống như các kỹ thuật xạ trị khác, SBRT cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.
Ưu điểm
Những ưu điểm của xạ phẫu định vị thân như:
- Không cần thực hiện phẫu thuật như thông thường, không xâm lấn và không đau
- Có hiệu quả với cả các khối u khó tiếp cận hoặc gần các cơ quan quan trọng trong cơ thể
- Khả năng tiêu diệt khối u khá cao
- Thời gian điều trị ngắn hơn các kỹ thuật xạ trị thông thường, có thể điều trị ngoại trú
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, phải kể tới những nhược điểm của kỹ thuật này như:
- Khó khăn trong cố định người bệnh cũng như quản lý sự chuyển động của khối u với sự chuyển động của cơ thể theo nhịp thở
- Yêu cầu nhân lực có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm
- Trang thiết bị và các dụng cụ hiện đại
- Cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh
6. Tác dụng phụ của xạ trị định vị thân
Xạ trị định vị thân nhắm một cách chính xác vào mục tiêu điều trị, giảm tổn thương tới các mô bình thường xung quanh. Kỹ thuật này cũng gây một số tác dụng không mong muốn giống với tác dụng phụ của xạ trị, cụ thể:
Tác dụng phụ sớm
Những tác dụng phụ này thường xảy ra ngay sau khi thực hiện kỹ thuật SBRT, bao gồm:
- Mệt mỏi: Một vài ngày đầu tiên sau xạ trị, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi cực độ
- Sưng tấy: Sưng tấy tại vị trí gần hoặc ngay vùng tiếp xúc với tia xạ, có thể kèm theo đau trong thời gian ngắn.
- Buồn nôn, nôn: Nếu bạn được điều trị khối u ở gần ruột hoặc gan, có thể gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn trong thời gian ngắn
- Thay đổi trên da: Vùng da ở vị trí điều trị có thể bị kích ứng, ngứa hoặc khô
Tác dụng phụ muộn
Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ muộn sau vài thắng hoặc thậm chí là vài năm sau xạ trị định vị thân, cụ thể:
- Suy giảm chất lượng xương, dễ gãy hơn bình thường
- Những thay đổi trong ruột, phổi hoặc bàng quang
- Thay đổi ở tủy sống
- Sưng hay phù bạch huyết ở tay và chân
- Ung thư tái phát
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải, trong quá trình xạ trị bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm KUREN FUCOIDAN. Đây là sản phẩm Fucoidan thế hệ mới với sự kết hợp Fucoidan cùng thành phần nấm Agaricus, hiệu quả trong tiêu diệt tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị và giảm các tác dụng không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ngoài ra, Kuren Fucoidan còn hạn chế hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u, do đó ngăn ngừa ung thư di căn và tái phát. Chi phí của sản phẩm Kuren Fucoidan cũng rẻ nhất trong số các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư khác bởi nhà sản xuất đã tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn