Xạ trị gia tốc là gì? Thông tin chi tiết và ưu nhược điểm
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xạ trị gia tốc ra đời mang lại nhiều hữu ích trong điều trị ung thư. Liệu pháp có thể tác động tới cả những khối u ở vị trí sâu bên trong cơ thể, tăng hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy xạ trị gia tốc là gì, cùng tìm hiểu rõ hơn về xạ trị gia tốc qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Xạ trị gia tốc là gì?
Xạ trị gia tốc là một kỹ thuật xạ trị ngoài sử dụng máy xạ trị gia tốc – một trong những máy xạ trị hiện đại nhất Việt Nam và hiệu quả cao trong điều trị ung thư. Cụm từ “ gia tốc” dùng để chỉ khả năng điều chỉnh, tăng tốc chùm electron hoặc tia X tới giá trị năng lượng phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Máy xạ trị gia tốc là thiết bị công nghệ cao, là nguồn phóng xạ nhân tạo đặc biệt. Loại máy này có thể phát ra các loại điện tử mang điện (electron) hoặc không mang điện (photon, tia X,…) có cường độ và năng lượng theo mong muốn.
Mục tiêu của xạ trị gia tốc là cung cấp cùng một liều phóng xạ trong ít lần điều trị hơn, điều này có thể cải thiện kết quả của bệnh nhân và giảm thời gian xạ trị hơn so với các kỹ thuật xạ trị khác.
2. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy xạ trị gia tốc
Các bộ phận cơ bản của một máy gia tốc gồm các bộ phận sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng và điều biến
- Bộ phần cung cấp sóng siêu cao tần
- Súng điện tử
- Hệ thống tăng tốc chùm electron
- Hệ thống điều chỉnh tia và hội tụ điện trường
- Đầu máy điều trị
Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như bộ phận làm nguội, chân không, hệ thống điều khiển và theo dõi người bệnh,… Đầu máy còn có thêm một số bộ phận như hướng chùm tia, đèn báo kích thước, gương phản xạ,…
Nguyên lý hoạt động của máy xạ trị gia tốc là bức xạ nhiệt từ súng điện tử sinh ra các electron, phát ra thành xung và phun vào buồng tăng tốc. Tiếp đó, là làm tăng tốc độ của tia bức xạ bằng các hệ thống ống dẫn sóng và sung electron được hút chân không ở áp suất thấp để tạo ma sát giữa các nguyên tử trong quãng đường chúng chuyển động.
Bằng cách biến đổi tần số vi sóng sẽ giúp thay đổi năng lượng chuyển động của các chùm tia bức xạ. Hiện nay, các máy gia tốc thế hệ mới sẽ dùng sóng siêu cao tần để tăng tốc độ chuyển động của các chùm tia xạ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Hệ thống hội tự từ trường và lái chùm tia được dùng để hội tụ chùm tia lại theo hướng và vị trí mong muốn.
3. Chỉ định
Xạ trị gia tốc được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị, cụ thể như:
- Các loại ung thư giai đoạn sớm: U lympho ác tính Hodgkin hoặc không Hodgkin, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi
- Ung thư giai đoạn muộn: Ung thư cổ tử cung di căn gây chảy máu, ung thư di căn xương, não, tủy
- Người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật do sức khỏe yếu, bệnh nhân từ chối phẫu thuật và hóa trị.
4. Chống chỉ định
Một số chống chỉ định phổ biến nhất của xạ trị gia tốc bao gồm:
- Người mắc các bệnh lý đi kèm: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được, bệnh tim hoặc các bệnh mãn tính khác. Nguyên nhân là vì liều bức xạ cao hơn được sử dụng trong loại điều trị này có thể gây thêm căng thẳng cho cơ thể.
- Vị trí khối u: Liệu pháp có thể không phù hợp với các khối u nằm ở một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như tủy sống
- Kỹ thuật xạ trị đã thực hiện trước đó: Những bệnh nhân trước đây đã được xạ trị ở cùng một khu vực có thể không điều trị được bằng xạ trị gia tốc. Vì liều bức xạ cao hơn được sử dụng trong loại điều trị này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô bình thường do bức xạ gây ra.
- Phụ nữ mang thai: Liệu pháp chống chỉ định ở phụ nữ mang thai, vì bức xạ có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.
- Rối loạn chuyển hóa: Một bệnh nhân có tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể có kết quả tồi tệ hơn do liều bức xạ cao hơn trong khung thời gian ngắn hơn.
- Bệnh nhân giai đoạn cuối, cơ thể suy kiệt
5. Quy trình xạ trị gia tốc
Quy trình xạ trị gia tốc thường tuân theo các bước cơ bản giống như xạ trị tiêu chuẩn, nhưng các đợt điều trị ngắn hơn và liều lượng bức xạ cao hơn. Quy trình này thường bắt đầu bằng một buổi lập kế hoạch, trong đó bệnh nhân trải qua các nghiên cứu hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, để lập bản đồ vị trí của khối u và các mô khỏe mạnh xung quanh.
Thông tin này sau đó được sử dụng để tạo ra một kế hoạch điều trị nhằm cung cấp liều phóng xạ cao nhất có thể cho khối u trong khi giảm thiểu sự phơi nhiễm của các mô khỏe mạnh xung quanh.
Trong các buổi điều trị thực tế, bệnh nhân sẽ nằm trên bàn và một loại máy, chẳng hạn như máy gia tốc tuyến tính, sẽ đưa bức xạ đến khối u. Tùy thuộc máy gia tốc được sử dụng, bệnh nhân có thể ở một tư thế trong toàn bộ quá trình điều trị hoặc họ có thể phải di chuyển đến các tư thế khác nhau để cho phép máy phát bức xạ từ các góc độ khác nhau.
Số lần điều trị cần thiết sẽ phụ thuộc vào loại ung thư được điều trị và kế hoạch điều trị cụ thể. Ví dụ, một số bệnh nhân có thể được điều trị một lần một ngày trong năm ngày, trong khi những người khác có thể được điều trị hai lần một ngày trong ba ngày.
Các đợt điều trị có xu hướng ngắn hơn, thường khoảng 15 đến 30 phút, vì liều bức xạ hàng ngày cao hơn so với phương pháp phân đoạn thông thường.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ phải nằm yên trên bàn điều trị, tránh cử động gây sai sót trong quá trình truyền tia xạ. Các bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục bởi một nhà trị liệu bức xạ, người sẽ chăm sóc cho bệnh nhân về tư thế, sự an toàn và thoải mái.
Cùng với đó các bệnh nhân sẽ được đánh giá về tác dụng phụ, độc tính và đáp ứng với điều trị. Bác sĩ điều trị ung thư sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân và quyết định cách xử lý tốt nhất cho từng trường hợp.
6. Ưu điểm khi xạ trị bằng máy gia tốc
Tại các bệnh viện điều trị ung thư ở nước ta hiện nay thường sử dụng máy xạ trị Cobalt – 60. So với loại máy này thì các máy xạ trị gia tốc có nhiều ưu điểm như:
- Tạo ra chùm tia bức xạ có năng lượng cao, khả năng đâm xuyên tốt nên dễ dàng tiếp cận với các khối u ở vị trí sâu bên trong cơ thể, cụ thể:
- Khối u cách bề mặt da khoảng 8cm: Liệu xạ có thể đạt tới 70%, cao gần gấp đôi máy xạ trị thông thường
- Khối u ở vị trí nông: Tia xạ từ máy thông thường khi xuyên tới khối u thì liều lượng vẫn rất lớn, có thể tác động tới tế bào lành gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Máy gia tốc có khả năng điều chỉnh cường độ chùm tia với liều phù hợp với từng đối tượng nên hạn chế được việc này
- Giảm sự ảnh hưởng gây tổn thương các mô khỏe mạnh xung quanh khối u và trên đường đi của tia xạ
- Tiết kiệm thời gian so với xạ trị thông thường, đồng thời cải thiện hiệu quả điều trị
- Khi tắt máy, các nguồn xạ đều ngừng hoạt động vì thế việc sử dụng khá an toàn. Hơn nữa, việc điều khiển máy cũng khá đơn giản, không cần thực hiện quá nhiều lần.
7. Tác dụng phụ của xạ trị gia tốc
Xạ trị bằng máy gia tốc có nhiều ưu điểm hơn so với các loại máy xạ trị trước đây. Bên cạnh đó chúng cũng có nhiều hạn chế và tác dụng phụ của xạ trị cho người bệnh hơn.
Các tác dụng phụ này có thể bao gồm:
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ
- Những thay đổi trên da, niêm mạc tại vị trí chiếu tia xạ
- Vấn đề liên quan tới tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, khó nuốt,…
Mức độ ảnh hưởng của các tác dụng phụ này đối với mỗi người là khác nhau, chúng có thể xuất hiện sau một vài tuần hoặc một vài tháng, thậm chí là thời gian dài 1, 2 năm.
8. Một số lưu ý sau xạ trị
Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để hạn chế các tác dụng phụ:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân sau xạ trị có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc và dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Sau xạ trị gia tốc. người bệnh dễ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn. Dẫn tới cơ thể suy kiệt, thiếu dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung những món ăn nhiều dinh dưỡng, dạng lỏng hoặc mềm, dễ nuốt như canh, súp, cháo,…
- Chăm sóc da ở vùng chiếu tia xạ: Vị trí chiếu tia xạ thường nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Bạn cần hạn chế sử dụng hóa chất gây dị ứng như mỹ phẩm, xà phòng lên vùng da ở vị trí ấy.
- Báo với bác sĩ nếu thấy xuất hiện những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như tiêu chảy, suy nhược thần kinh,…
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị: Sản phẩm Fucoidan thế hệ mới như KUREN FUCOIDAN – Fucoidan con hạc là sản phẩm thế hệ mới kết hợp Fucoidan với nấm Agaricus. Sự phối hợp này làm tăng tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm các tác dụng phụ do xạ trị và ngăn ngừa ung thư di căn.
Hơn nữa, thấu hiểu những khó khăn của người bệnh ung thư, nhà sản xuất Kuren Fucoidan đã tiết kiệm tối đa chi phí bao bì để tập trung vào chất lượng sản phẩm. Người bệnh chỉ cần bỏ ra số tiền ít hơn để sử dụng sản phẩm chất lượng tốt và hiệu quả, giảm bớt những khó khăn cho bệnh nhân và gia đình
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn