Giải đáp bệnh nhân xạ trị nên kiêng gì và nên ăn gì?

 900 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Xạ trị là một quá trình chiến đấu đầy khó khăn và vất vả của những bệnh nhân ung thư để kéo dài sự sống. Trong giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp để có thể chiến đấu với bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về xạ trị nên kiêng gì và nên ăn gì, cùng tìm hiểu nhé!

Xạ trị nên kiêng gì?
Xạ trị nên kiêng gì?

1. Xạ trị nên kiêng gì?

Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, nôn. Việc này tác động rất lớn tới chất lượng cuộc sống và thời gian điều trị bệnh. Dưới đây là các thực phẩm nằm trong danh sách câu trả lời cho xạ trị nên kiêng gì:

1.1. Thực phẩm thô, cứng

Quá trình xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng miệng và cổ, có thể gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt. Vì thế, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm khô, cứng, khó nuốt như thịt xương, sườn, các loại bánh và hạt cứng,…để tránh tổn thương khoang miệng.

Thay vào đó, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm mềm, dạng lỏng và dễ nuốt, nếu cần thiết có thể xay nhuyễn. Một số món ăn giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa như súp, canh, cháo,…

1.2. Món ăn cay nóng

Những món ăn cay nóng, tẩm ướp nhiều gia vị ảnh hưởng rất lớn tới đường tiêu hóa của người bệnh ung thư, nhất là người xạ trị tại vùng bụng. Các tác dụng phụ của xạ trị thường xuất hiện như tiêu chảy, táo bón,…

Những thực phẩm cay, nóng như kim chi, món chiên rán,… tốt nhất là nên được kiêng triệt để. Nếu người bệnh muốn ăn thì cần cân nhắc vì nó có thể gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.

1.3. Thực phẩm nặng mùi

Buồn nôn, nôn thường xuất hiện trong và sau khi tiến hành xạ trị, đặc biệt là người bệnh rất nhạy cảm với những thực phẩm nặng mùi. Vì thế, xạ trị cần kiêng gì thì phải kể tới các thức ăn như sầu riêng, tỏi, món ăn chứa mù tạt, mắm tôm,…

Người bệnh xạ trị ung thư nên kiêng sầu riêng
Người bệnh xạ trị ung thư nên kiêng sầu riêng

Chúng có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, khó chịu, làm tăng tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Một giải pháp hữu hiệu để giảm bớt mùi thức ăn là để món ăn nguội.

1.4. Thực phẩm đóng hộp

Thành phần thường xuất hiện trong các thực phẩm đóng hộp là chất bảo quản có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, nhất là với người xạ trị. Hơn nữa, những thực phẩm này chứa lượng lớn dầu mỡ, gây đầy bụng, khó tiêu, kèm theo đó là giá trị dinh dưỡng không cao.

Thay vào đó, bệnh nhân xạ trị nên ăn các thực phẩm tự nhiên, trái cây, rau củ tươi,… Chúng không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà còn an toàn, dễ hấp thu. 

1.5. Rượu bia, thức uống có cồn, chất kích thích

Thức uống có cồn, chất kích thích không những nằm trong danh sách xạ trị nên kiêng gì, mà còn với bệnh nhân ung thư nói chung. Rượu bia đứng đầu trong những thứ cần tránh tuyệt đối trong và thậm chí là cả sau điều trị ung thư.

Những đồ uống này có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn, kích thích trạng thái tinh thần người bệnh ảnh hưởng đến điều trị, nhất là ở những người có sức đề kháng yếu.

1.6. Nước có gas

Không thể loại bỏ các loại nước có gas khỏi danh sách xạ trị kiêng ăn gì được, bởi thành phần của chúng có chứa đường hóa học và các chất phụ gia khác. Hơn nữa có rất ít chất dinh dưỡng, vì thế không có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư xạ trị.

Các loại nước ngọt có gas
Các loại nước ngọt có gas

Bổ sung các loại nước ép trái cây thay cho nước uống có gas để cung cấp đủ vitamin tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ có lợi hơn rất nhiều trong xạ trị ung thư.

2. Bệnh nhân xạ trị nên ăn gì?

Ngoài danh sách các thực phẩm mà xạ trị nên kiêng gì ở trên thì bạn nên “bỏ túi” thêm các thực phẩm bệnh nhân ung thư xạ trị nên ăn gì dưới đây.

2.1. Thực phẩm chứa nhiều protein

Năng lượng của cơ thể và khả năng phục hồi tế bào tổn thương chủ yếu được cung cấp từ protein. Người bệnh trong quá trình xạ trị ung thư có thể phục hồi được ít nhất 10% calo hằng ngày từ protein.

Các thực phẩm giàu protein người bệnh nên ăn như thịt gia cầm, trứng, các loại đậu, hạt, sữa ít béo,…

2.2. Thực phẩm dạng lỏng, dễ nuốt, tiện sử dụng

Sau xạ trị, đặc biệt là nếu xạ trị ở vùng đầu cổ, người bệnh dễ gặp phải những vấn đề như đau miệng, khó nuốt. Vì thế những món ăn như mì sợi, phở, bún, phô mai,…dễ ăn uống, mùi vị cũng đa dạng, dễ ăn rất phù hợp với người xạ trị.

Chế độ ăn cho người ung thư nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần chuẩn bị các thực phẩm dễ ăn, hợp khẩu vị và người bệnh có thể dễ dàng sử dụng khi đói. Những thực phẩm đó có thể là nho khô, bánh quy,…

2.3. Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai sẽ cung cấp cho cơ thể canxi, kali cùng các chất dinh dưỡng khác. Bệnh nhân xạ trị có thể sử dụng chúng để bồi bổ cho cơ thể.

Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo
Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo

Lưu ý là nếu người bệnh gặp các vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng sản phẩm từ sữa thì nên thay thế bằng hạnh nhân, sữa đậu nành và nước cốt dừa không đường.

2.4. Rau củ, trái cây

Nên thêm vào thực đơn cho người xạ trị các loại rau xanh sẫm màu, các loại đậu, rau củ màu đỏ cam như cà chua, cà rốt, bắp cải,… Bạn có thể chế biến dưới dạng rau hấp, trái cây đóng hộp sao cho hợp với khẩu vị người bệnh. Bạn tham khảo các loại rau tốt cho bệnh nhân ung thư để lên thực đơn, thay đổi món ăn giúp người bệnh dễ dàng hấp thu hơn.

3. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân xạ trị ung thư

Một số nguyên tắc cơ bản mà những người quan tâm bệnh nhân xạ trị nên kiêng gì và ăn gì cần chú ý:

  • Cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của người xạ trị, nghiên cứu và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không tự ý ăn uống thất thất thường, thiếu khoa học
  • Xây dựng thực đơn với những món ăn giàu năng lượng, protein và chia thành nhiều bữa trong ngày
  • Đối với bệnh nhân xạ trị vùng đầu cổ, gặp các hiện tượng giảm tiết nước bọt, khô miệng, nhai nuốt thức ăn khó khăn cần ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn, dạng lỏng.
  • Người bệnh không nên nằm ngay sau khi ăn mà nên nằm 2 tiếng sau để tránh bị nôn
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, nên uống nước ép nguyên chất, không đường
  • Người bệnh chán ăn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít và ăn bất cứ khi nào thấy đói
  • Thay đổi món ăn thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng và kích thích sự thèm ăn cho người bệnh ung thư xạ trị.
Thay đổi món ăn thường xuyên
Thay đổi món ăn thường xuyên

Kết hợp với đó, có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung với hoạt chất chính Fucoidan như KIBOU FUCOIDANKUREN FUCOIDAN. Đây là 2 sản phẩm thế hệ mới với thành phần Fucoidan, nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa mang lại hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Hơn nữa, Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan còn giảm các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đồng thời ngăn ngừa hình thành mạch máu mới xung quanh khối u, “cắt đứt” nguồn dinh dưỡng của chúng nên hạn chế khối u di căn.

Nếu bạn cần thêm thông tin về các bệnh lý ung bướu và sản phẩm hỗ trợ điều trị, liên hệ ngay hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để gặp chuyên gia!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.