Xạ trị ung thư tuyến giáp và trọn bộ thông tin cần biết

 1569 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Xạ trị ung thư tuyến giáp là một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị căn bệnh này. Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, đáp ứng tốt với phương pháp thì tiên lượng sống có thể lên tới 100%. Để tìm hiểu rõ hơn về xạ trị tuyến giáp, cách hạn chế tác dụng phụ, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây ngay nhé!

Xạ trị ung thư tuyến giáp
Xạ trị ung thư tuyến giáp

1. Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì?

Cũng giống xạ trị các loại ung thư khác, xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để bắn phá tế bào ác tính. Phương pháp xạ trị được ứng dụng nhiều nhất trong ung thư tuyến giápđiều trị iod phóng xạ (hay I – 131) hoặc xạ trị ngoài. Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định một trong 2 phương pháp hoặc kết hợp cả 2. 

Người bệnh thường nhầm lẫn về các khái niệm xạ trị bướu cổ, xạ trị bướu cổ basedow. Thực tế, bướu cổ lành tính hay bướu độc basedow cũng sẽ sử dụng chiếu xạ bằng Iod – 131, gọi là xạ hình tuyến giáp. 

Xạ hình này giúp đánh giá hình ảnh, chức năng và vị trí tuyến giáp. Từ đó đánh giá chức năng và chẩn đoán các bệnh tuyến giáp. Vì thế xạ hình tuyến giáp chỉ là biện pháp chẩn đoán, đánh giá chứ không phải điều trị như xạ trị. Vì thế các khái niệm như xạ trị bướu cổ hay xạ trị bướu cổ basedow chỉ là khái niệm bị hiểu nhầm.

2. Vai trò của xạ trị tuyến giáp

Xạ trị tuyến giáp được thực hiện khi người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể nang hoặc thể nhú sau phẫu thuật hoặc khi ung thư đã lan rộng.

  • Sau phẫu thuật: Xạ trị sau phẫu thuật nhằm giảm khả năng ung thư tái phát. Một số thể ung thư tuyến giáp như thể nang hoặc thể nhú có thể hấp thu iod xạ trị từ máu. Sau đó lưu thông khắp cơ thể để ngăn chặn sự tái phát khối u ác tính sau phẫu thuật. Đồng thời tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại sau mổ.
  • Ung thư lan rộng hoặc tái phát: Điều trị I – 131 hoặc xạ trị ngoài để tiêu diệt bớt mô tuyến giáp hoạt động quá mạnh hoặc giảm kích thước khi khối u quá to. Bên cạnh đó, xạ trị còn giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư tuyến giáp khi đã lan rộng tới các cơ quan khác.
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp

3. Phương pháp xạ trị được áp dụng điều trị ung thư tuyến giáp

Việc lựa chọn phác đồ xạ trị cho người mắc ung thư tuyến giáp khá phức tạp với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Hai kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất là:

3.1. Xạ trị bằng I – 131

Xạ trị trong hay sử dụng Iod phóng xạ 131 được chỉ định cho ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, hoặc thể biệt hóa đã di căn. Bằng cách uống phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp sẽ phá hủy tế bào ác tính ở tuyến giáp. 

Một số đối tượng chống chỉ định khi xạ trị bằng I – 131 là:

  • Ung thư tuyến giáp thể tủy
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

3.2. Xạ trị ngoài

Xạ trị ngoài sử dụng tia năng lượng cao chiếu từ bên ngoài cơ thể tới khối u. Các tia này sẽ được định hướng để giảm thiểu tối đa tổn thương tới các mô lành và vẫn đảm bảo tiêu diệt được tế bào ung thư. Trong ung thư tuyến giáp, xạ trị ngoài được chỉ định khi người bệnh ít đáp ứng với xạ trị trong. Đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn cuối hoặc thể nang và thể tủy giai đoạn đầu.

Xạ trị ngoài trong ung thư tuyến giáp chống chỉ định khi:

  • Khối u di căn não với kích thước lớn (>5cm), nguy cơ phù nề và tăng áp lực quá lớn trong não.
  • Bệnh cấp tính khác có thể ảnh hưởng tới tính mạng như nhồi máu cơ tim, nhiễm độc, sốc nhiễm trùng,…
  • Người bệnh hôn mê, mê sảng, tiên lượng tử vong cao.
Xạ trị ngoài
Xạ trị ngoài

4. Quy trình xạ trị ung thư tuyến giáp

Mỗi kỹ thuật xạ trị khác nhau sẽ có quy trình tiến hành khác nhau, cụ thể:

Quy trình xạ trị bằng I – 131

Điều trị bằng iod phóng xạ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Liệu trình điều trị sẽ được bắt đầu sau 6 tuần kể từ khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám và lên kế hoạch điều trị. Người bệnh sẽ được hướng dẫn ngừng uống hormon tuyến giúp trong vài tuần.
  • Bước 2: Bệnh nhân được dùng liều iod phóng xạ theo chỉ định của bác sĩ, thường là dạng lỏng.
  • Bước 3: Bệnh nhân được ở lại bệnh viện và cách ly đặc biệt. Đồng thời được sử dụng các trang phục ngăn cản phóng xạ ảnh hưởng tới người xung quanh. Thông thường, giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tuần.
  • Bước 4: Bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc và cho bệnh nhân xuất viện.

Xạ trị bằng I – 131 có thể chỉ cần thực hiện 1 lần hoặc lặp lại 3 tháng/lần nếu cần thiết. Việc lặp lại điều trị nhằm mục đích tiêu diệt toàn bộ tế bào ác tính còn sót lại.

Quy trình xạ trị ngoài

Thời gian xạ trị ngoài phụ thuộc vào kích cỡ và đáp ứng của khối u với tia xạ. Thông thường, một lần xạ trị ngoài sẽ được thực hiện theo quy trình:

  • Bước 1: Quét CT vùng dự kiến chiếu xạ và tạo lập mô hình trên máy tính, in mô hình cố định vùng cơ thể xạ trị. Trong toàn bộ quá trình, phần mô chiếu xạ buộc phải đứng yên để tránh các tia chiếu lệch không mong muốn.
  • Bước 2: Tới ngày thực hiện kỹ thuật, người bệnh nằm lên máy chiếu xạ, lắp khung cố định. Bác sĩ sẽ bắt đầu chạy máy.
  • Bước 3: Sau khi hết thời gian chạy máy, bệnh nhân sẽ được theo dõi tại khoa xạ trị. Và tiếp tục thực hiện phác đồ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bệnh nhân được theo dõi tại khoa xạ trị
Bệnh nhân được theo dõi tại khoa xạ trị

5. Trị xạ ung thư tuyến giáp có cần cách ly không?

Việc cách ly của bệnh nhân ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào phương pháp xạ trị mà người bệnh được áp dụng. Xạ trị ngoài ngoài không tích tụ chất phóng xạ trong cơ thể. Do đó người bệnh không cần cách ly mà vẫn có thể sinh hoạt, tiếp xúc gần cùng người thân.

Còn bệnh nhân xạ trị bằng I – 131 thì cần cách ly sau điều trị để đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Bởi thuốc và chất phóng xạ vẫn có thể lưu trữ và phát xạ sau cơ thể người bệnh sau xạ trị. Thông thường thời gian này kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy vào lượng thuốc phóng xạ bệnh nhân hấp thu vào cơ thể.

6. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp

Một trong những vấn đề mà bệnh nhân và người thân thường quan tâm là chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp hết bao nhiêu tiền? Thực tế, không có con số chính xác, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giai đoạn xạ trị, tình trạng người bệnh, mức độ đáp ứng với điều trị,.. Người bệnh cao tuổi, sức khỏe kém thường cần nhiều biện pháp hỗ trợ thì chi phí có thể cao hơn rất nhiều.

Bạn có thể tham khảo về chi phí điều trị iod phóng xạ. Một đợt uống thuốc xạ trị ung thư tuyến giáp liều thấp tiêu tốn khoảng 3 – 5 triệu đồng, còn với liều cao là 10 triệu đồng. Còn với xạ trị ngoài chi phí cho mỗi đợt xạ trị khoảng 1,5 – 5 triệu đồng.

Không chỉ với ung thư tuyến giáp mà bất kỳ loại ung thư nào, nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì chi phí xạ trị cũng giảm đi đáng kể. Đặc biệt là nếu người bệnh có bảo hiểm y tế cũng tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào kỹ thuật áp dụng
Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào kỹ thuật áp dụng

7. Tác dụng phụ của xạ trị tuyến giáp

Xạ trị là phương pháp tương đối an toàn, bên cạnh đó nó vẫn mang tới những tác dụng không mong muốn. Tác dụng phụ của xạ trị khác nhau tùy thuộc vào liều phóng xạ và cơ địa người bệnh, cụ thể:

7.1. Tác dụng phụ của xạ trị Iod – 131

Khi điều trị bằng xạ trị Iod – 131, bạn có thể gặp một số tình trạng như:

  • Viêm tuyến nước bọt: Tia năng lượng cao có thể hủy hoại một phần tế bào tuyến nước bọt, gây ra giảm tiết nước bọt, đau tức khi nuốt, sưng nề vùng má, cằm, mang tai.
  • Khô miệng: Miệng đắng, lưỡi khô, hơi thở hôi, nứt môi và có thể xuất hiện nhiều gai lưỡi do viêm tuyến nước bọt.
  • Sưng cổ, đỏ mặt: Bức xạ làm tổn thương các mô liên kết dưới da gây ra phản ứng viêm.
  • Buồn nôn, khó nuốt: Nguyên nhân là do rối loạn hấp thu dinh dưỡng của ruột sau xạ trị, đây là triệu chứng thường gặp.
  • Khàn giọng: Tổn thương thứ phát ở dây thanh âm hoặc thần kinh thanh quản.
  • Khô hoặc chảy nước mắt: Nguyên nhân là do viêm tuyến lệ.
  • Tiêu chảy: Rối loạn tiêu hóa sau xạ trị hoặc do tia xạ gây ra tổn thương viêm ruột.
  • Thiếu máu: Các tế bào tủy bị tổn thương dẫn tới thiếu máu kéo dài, cần được xác định bằng các xét nghiệm huyết học chuyên sâu.
  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Đặc biệt là đối tượng nam giới, các nghiên cứu cho thấy có thể xuất hiện yếu sinh lý, rối loạn cương dương và giảm khả năng vận động của tinh trùng.

7.2. Tác dụng phụ của xạ trị ngoài

Hạn chế chính của xạ trị ngoài là có thể phá hủy các mô khỏe mạnh ở gần khối u, gây ra các tác dụng phụ:

  • Mệt mỏi
  • Thay đổi trên da như da đỏ, khô, cháy năng, căng ở vùng xạ trị
  • Khó nuốt, giọng khàn

Vậy xạ trị tuyến giáp có bị rụng tóc không? Khoảng 80% bệnh nhân gặp tình trạng này, tuy nhiên việc rụng ít hay nhiều còn phụ thuộc liều lượng xạ trị iod 131. Rụng tóc có thể xảy ra từ 2 – 3 tuần sau khi xạ trị bắt đầu.

Rụng tóc sau xạ trị
Rụng tóc sau xạ trị

8. Cách giảm tác dụng phụ khi trị xạ tuyến giáp

Để giảm tối đa các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chú ý tới những biến đổi của cơ thể để xử lý kịp thời.
  • Dùng kem dưỡng phù hợp tránh kích ứng da, phục hồi vùng da bị tổn thương.
  • Có thể sử dụng hormone tuyến giáp thay thế
  • Ăn những thức ăn lỏng, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó nuốt
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ, giảm những ảnh hưởng xấu của xạ trị.

9. Xạ trị ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

Ung thư thư tuyến giáp là loại bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, kể cả khi đã xuất hiện tế bào di căn. Sau quá trình xạ trị, thời gian sống của bệnh nhân có thể kéo dài ít nhất từ 5 tới 10 năm. Đặc biệt, càng điều trị ở giai đoạn sớm thì thời gian sống càng cao.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tiên lượng của ung thư tuyến giáp theo từng thể bệnh, từng giai đoạn qua bài viết: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu và bí quyết kéo dài sự sống

10. Cần chuẩn bị gì trước, trong và sau xạ trị ung thư tuyến giáp?

Cả trước, trong và sau khi trị xạ tuyến giáp thì “chìa khóa” quan trọng nhất chính là tăng cường sức khỏe. Để làm được điều này, người bệnh nên chú ý về chế độ dinh dưỡng, tinh thần thoải mái và tập luyện phù hợp. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Hoạt chất Fucoidan từ tảo nâu
Hoạt chất Fucoidan từ tảo nâu

Fucoidan Nhật Bản là dòng sản phẩm nổi tiếng trên thị trường hiện nay, đặc biệt là trong cộng đồng ung bướu. Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu với các tác dụng như:

  • Hỗ trợ kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư, ức chế sự phát triển và tiêu diệt chúng
  • Hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u, chống di căn
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ ngăn ngừa hình thành gốc tự do, chống oxy hóa và bảo vệ gan
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa xạ trị

Việc kết hợp Fucoidan cùng nấm Agaricus tăng tác dụng không còn quá xa lạ, bởi đã có rất nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay. Vậy Fucoidan, nấm Agaricus và Nghệ đen Okinawa cùng kết hợp thì sao?

Nghệ đen có chứa các nhóm Polyphenols, là hợp chất có tác dụng loại bỏ gốc tự do từ cơ thể bệnh ung thư. Cùng với đó là tác dụng thải độc gan, giúp các “chiến binh K” hồi phục nhanh hơn.

Hiện nay, trên thị trường có KIBOU FUCOIDAN là sản phẩm duy nhất có sự kết hợp của 3 thành phần này. Vì thế, sản phẩm còn được gọi với cái tên là Fucoidan Nghệ đen. Bộ 3 này giúp tăng tác dụng gấp nhiều lần, mang tới hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm, bạn có thể liên hệ ngay với các Dược sĩ qua hotline 1800 6527 hoặc 0985 370 886.

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về xạ trị ung thư tuyến giáp. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về phương pháp điều trị này. Và biết cách để tăng hiệu quả điều trị, cũng như cách chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau xạ trị. 

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn