Xạ trị ung thư vòm họng – Tất cả những điều cần biết
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư mới ra đời và cải tiến hơn. Một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến và hiệu quả chính là xạ trị. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về xạ trị ung thư vòm họng qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Xem nhanh
1. Xạ trị ung thư vòm họng là gì?
Xạ trị ung thư vòm họng là kỹ thuật sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển, lây lan của tế bào ác tính ở vòm họng. Đây là phương pháp điều trị chính và phổ biến trong ung thư vòm họng, đặc biệt là giai đoạn muộn.
Có 2 dạng xạ trị được áp dụng tùy theo tính chất của khối u:
- Xạ trị bên ngoài: Áp dụng điều trị ung thư vòm họng
- Xạ trị bên trong: Dùng trong trường hợp ung thư vòm họng tái phát.
2. Mục đích của xạ trị ung thư vòm họng
Dựa vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành biện pháp xạ trị khác nhau. Cụ thể:
- Xạ trị đơn thuần: Áp dụng trong giai đoạn sớm, ung thư vòm họng giai đoạn 1 và 2. Thông qua đánh giá về mức độ lan rộng, kích thước, vị trí khối u, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp xạ trị cụ thể.
- Xạ trị kết hợp hóa trị: Chủ yếu được sử dụng cho ung thư vòm họng giai đoạn 3 và 4, một số ít trường hợp giai đoạn 2.
- Xạ trị giảm triệu chứng: Ung thư vòm họng giai đoạn cuối việc điều trị khỏi hoàn toàn là không thể. Bởi vậy các phương pháp điều trị như xạ trị ở giai đoạn này chủ yếu nhằm giảm triệu chứng đau đớn cho người bệnh.
3. Chi phí xạ trị ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?
Quá trình xạ trị ung thư vòm họng cần tiến hành trong thời gian dài, không phải trong ngày một ngày hai, vì thế chi phí có thể rất lớn. Chi phí này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn tình trạng sức khỏe, tiến triển của bệnh,…
Trung bình, người bệnh ung thư vòm họng có thể tiêu tốn khoảng 100 đến 500 triệu đồng cho việc xạ trị. Để tiết kiệm chi phí tốt nhất, tránh những lo lắng về tài chính, người bệnh có thể tham gia bảo hiểm y tế.
4. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng
Trị xạ ung thư vòm họng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người bệnh, thường liên quan tới vùng đầu và cổ. Có những tác dụng phụ sẽ biến mất theo thời gian hoặc tồn tại lâu dài.
Tác dụng phụ tạm thời
Các tác dụng không mong muốn tạm thời và có thể cải thiện theo thời gian:
- Lở loét ở miệng và cổ họng dẫn tới khó khăn khi nuốt và giảm cân
- Khàn tiếng
- Buồn nôn, nôn ói
- Mất vị giác, thay đổi vị giác, đau lưỡi, khô miệng
- Chán ăn, sụt cân
- Đỏ da, phồng rộp tại vị trí điều trị: Mức độ thay đổi tùy vào liều lượng bức xạ sử dụng.
- Mệt mỏi: Tác dụng phụ phổ biến của xạ trị, có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng, kèm theo với thiếu máu, trầm cảm, thiếu ngủ,…
Tác dụng phụ mãn tính
Xạ trị ung thư cũng gây ra các tác dụng phụ tồn tại lâu dài và không cải thiện theo thời gian:
- Tổn thương tuyến nước bọt: Xạ trị làm tổn thương tuyến nước bọt dẫn tới khô miệng vĩnh viễn, khó nuốt thức ăn và sâu răng nghiêm trọng.
- Vấn đề về răng miệng: Các bất lợi về răng có thể là tác dụng phụ sau xạ trị ung thư vòm họng. Hầu hết trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu cổ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra răng.
- Vấn đề về thính giác hoặc thị giác: Nguyên nhân là bởi vì xạ trị có thể gây thiệt hại một số dây thần kinh nhất định
- Tổn thương tuyến giáp và tuyến yên: Tác dụng phụ thường gặp, gây ra nhiều rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Ảnh hưởng tới xương sọ.
Bài viết liên quan: Những tác dụng phụ của xạ trị và biện pháp hạn chế
5. Cách giảm tác dụng phụ
Để giảm tác dụng phụ của xạ trị nên lưu ý những biện pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện phù hợp với sức khỏe, ngủ đủ giấc
- Nên ăn thức ăn để nguội, các món hấp, luộc và dùng bát, đĩa nhựa hoặc thủy tinh để giảm mùi kim loại.
- Nên ăn những thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa như soup, cháo, nước ép để giảm đau họng, giảm lở loét khoang miệng và cổ họng.
- Người bệnh nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
- Tránh để vùng da điều trị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể dùng kem bôi để tránh kích ứng da.
- Nếu xảy ra tình trạng tổn thương tuyến nước bọt có thể giảm bớt bằng cách sử dụng thuốc amifostine (Ethyol®) trước mỗi lần chiếu xạ, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị ung thư và giảm các tác dụng phụ của xạ trị. Nổi trội nhất phải kể tới dòng sản phẩm Fucoidan của Nhật Bản với sản phẩm thế hệ mới Kuren Fucoidan.
6. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng sau xạ trị
Cả người bệnh và người chăm sóc nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Bệnh nhân cần tập há miệng, nói và nuốt, kết hợp với xoa bóp vùng cổ hàng ngày để hạn chế các tác dụng phụ.
- Sau điều trị cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, tốt nhất nên khám định kỳ 1 – 6 tháng/lần để hạn chế và phát hiện sớm ung thư vòm họng tái phát.
- Tránh các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư vòm họng như thuốc lá, chất kích thích, rượu, bia,…
- Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ giúp cải thiện và tăng hiệu quả điều trị.
Xạ trị ung thư vòm họng là phương pháp được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả điều trị. Trong quá trình áp dụng, gia đình và người bệnh nên lưu ý các tác dụng phụ để có cách đối phó và kiểm soát chúng tốt nhất.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn