Hóa trị là gì? Vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư
Hóa trị là phương pháp khá phổ biến trong điều trị ung thư bên cạnh các phương pháp phẫu thuật, xạ trị,… Tùy vào giai đoạn bệnh, thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp hóa trị qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Hóa trị là gì?
Hóa trị là phương pháp tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bằng việc sử dụng thuốc truyền vào trong cơ thể, kết hợp cùng các phương pháp điều trị ung thư khác như phẫu thuật, xạ trị,… để đạt được hiệu quả cao nhất.
Không chỉ giúp giúp bệnh nhân điều trị khỏi hoặc giảm bớt ung thư, phương pháp hóa trị còn hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân.
Trong cơ thể người bệnh, các tế bào ung thư tăng trưởng và phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường. Vì thế, các thuốc kháng ung thư chủ yếu tác động lên tế bào ác tính. Tuy nhiên, thuốc hóa trị vẫn có thể tác động lên các tế bào khỏe mạnh, gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh.
2. Tác dụng của hóa trị trong điều trị ung thư
Bác sĩ thường ưu tiên chỉ định hóa trị trong điều trị hầu hết các loại ung thư. Dựa vào từng loại ung thư, từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe người bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Vai trò chính của phương pháp này là:
- Điều trị tận gốc ung thư: Trong một số trường hợp nhất định, hóa trị có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư trong cơ thể. Chỉ có một số ít bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi hoàn toàn bằng phương pháp này.
- Kiểm soát ung thư: Các thuốc tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư từ đó làm giảm kích thước, ngăn chặn và làm chậm sự phân chia, phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Do vậy, kiểm soát, ngăn ngừa ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Giảm nhẹ các triệu chứng: Các khối u có thể chèn ép lên các cơ quan khác, gây đau đớn cho bệnh nhân. Hóa trị giúp giảm thiểu các triệu chứng từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Điều trị bổ trợ: Sau phẫu thuật, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thêm phương pháp này để tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại. Ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn.
3. Các cách thực hiện hóa trị
Hai con đường chính để đưa thuốc hóa trị vào cơ thể bệnh nhân là đường uống hoặc đường tiêm truyền.
Đường uống
Một số thuốc có thể đưa vào cơ thể bằng đường uống. Thông thường, các thuốc này được bào chế dưới dạng viên, dạng lỏng hoặc dạng con nhộng. Thuốc được dịch tiêu hóa của dạ dày phá vỡ lớp màng, được hấp thu ở dạ dày và phát huy tác dụng.
Dịch tiêu hóa ở dạ dày có thể làm mất tác dụng một số loại thuốc, một số thuốc khác lại làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý đến các biểu hiện sau khi uống thuốc và cần báo cho bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng bất thường.
Tiêm dưới da
Các thuốc dạng sinh học sẽ được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa thuốc vào phần dưới da bằng một loại kim tiêm ngắn, đảm bảo không đi sâu vào lớp cơ.
Tiêm dưới da sẽ hạn chế được việc chảy máu so với tiêm bắp, vì thế thích hợp cho những bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp.
Tiêm truyền tĩnh mạch
Các thuốc hóa trị cần hấp thu vào máu nhanh được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Một số thuốc cần điều trị dài ngày có thể lên tới vài tuần để mang lại hiệu quả cao hơn, cách này còn được gọi là hóa trị truyền liên tục.
Tiêm bắp
Tiêm bắp bác sĩ sẽ đưa thuốc sâu vào da, thấm sâu vào các tổ chức cơ. Nhưng thuốc dùng đường tiêm bắp được hấp thu chậm hơi so với tiêm dưới da và truyền tĩnh mạch.
Hóa trị nội động mạch
Động mạch là mạch máu chính từ tim tới nuôi dưỡng các cơ quan khác trong cơ thể. Thông qua động mạch, thuốc được đưa trực tiếp đến vùng có khối u, tăng hiệu quả điều trị.
Một số đường dùng thuốc hóa trị khác
- Màng bụng: Thuốc được bác sĩ đưa vào khoang màng bụng nhưng không vào dạ dày hoặc cơ quan nào khác.
- Bàng quang: Chỉ định cho các bệnh nhân ung thư bàng quang sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Màng phổi: Để kiểm soát dịch màng phổi, tránh các trường hợp quá nhiều dịch chèn ép, gây khó thở cho bệnh nhân. Thuốc được đưa vào khoang màng phổi hoặc phần khoang giữa phổi.
- Hóa trị tại chỗ: Các thuốc hóa trị dạng kem bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương, thường áp dụng cho các bệnh nhân ung thư da.
4. Ưu nhược điểm của hóa trị
Phương pháp điều trị ung thư nào cũng có ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm của hóa trị
Hóa trị tiêu diệt, hạn chế quá trình phát triển của khối u, ngăn chặn việc phân chia và lan tràn của khối u trong cơ thể. Đồng thời làm giảm các triệu chứng đau đớn ở bệnh nhân ung thư.
Nhược điểm của hóa trị
Bên cạnh ưu điểm cũng phải kể đến các tác dụng phụ của hóa trị. Không chỉ tiêu diệt các tế bào ác tính, thuốc khi đưa vào cơ thể còn đồng thời loại bỏ các tế bào khỏe mạnh. Các tác dụng phụ có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng.
5. Lưu ý trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị
Một số vấn đề cần lưu ý trước khi bắt đầu hóa trị ung thư:
- Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt lưu ý về thời gian nghỉ ngơi giữa các đợt điều trị, bởi cơ thể cần sản sinh tế bào mới để thay thế những tế bào bị tổn thương do hóa chất.
- Bệnh nhân nên duy trì chế độ dinh dưỡng như bình thường, không ăn kiêng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế sự khó chịu do tác dụng phụ của hóa trị.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng.
Trong quá trình hóa trị, để hạn chế các tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có hoạt chất Fucoidan.
Với sự có mặt của Fucoidan từ tảo nâu cùng với các thành phần như nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa, Kuren Fucoidan và Kibou Fucoidan cam kết về chất lượng, hiệu quả, mang đến niềm tin và hy vọng cho bệnh nhân ung thư.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn